Nghe qua mạch văn, ta
thấy được đây là một lệnh truyền; nhưng khi để cho câu nói của Chúa thấm sâu
vào tâm hồn, ta thấy rõ đây là một lời cầu xin tha thiết. Tựa như lời thỏ thẻ của
một đôi tình nhân: anh đừng rời xa em, em đừng đi xa anh. Chúa tha thiết kêu mời
linh hồn ở lại trong Người không phải là để thỏa mãn những cảm xúc, nhưng đó là
điều tối cần thiết để linh hồn được hạnh phúc.
Thiên Chúa là Đấng đầy
vinh quang, những lời ca tụng của chúng ta không thêm gì cho Chúa và Chúa không
tạo dựng loài người để họ trở nên cái loa phóng thanh cứ ra rả lời tụng ca hay
xin xỏ ơn lành. Thiên Chúa là Tình Yêu : ta chỉ có thể hiểu được Ngài và cách
hành động của Ngài qua nhãn giới này. Một nhà tu đức đã nói: Thiên Chúa trở nên
khổ sở vì yêu con người. Đúng vậy,Thiên Chúa không tạo dựng con người trong
tình trạng robot nhưng là những cá thể có tự do: mỗi người là một cá vị độc đáo
và được Chúa yêu thương cách đặc biệt. Chúa khao khát tình yêu con người, Chúa
khổ đau khi con người phạm tội và cả triều thần vui mừng khi một tội nhân sám hối
trở về. Cơn khát tình yêu của Chúa Giê su trên thập giá còn kéo dài mãi cho đến
tận thế, vì sự bội bạc và vô tình của loài người.
Trong tác phẩm hội họa
của họa sĩ Hunt vẽ về cảnh Chúa Giê su đứng gõ cửa, có người nhận xét là cánh cửa
đó thiếu mất tay nắm, nhưng họa sĩ trả lời: này bạn, cánh cửa tâm hồn phải được
mở từ bên trong chứ! Quả vậy, Thiên Chúa dựng nên muôn vật và con người, để họ
thông phần vinh quang và tình yêu của Chúa, đó là một huyền nhiệm của tình yêu.
Dù Chúa biết trước con người sẽ phản bội và làm tan nát cõi lòng mình, thì Chúa
vẫn tạo dựng họ và vẫn ban cho họ tự do : có quyền lựa chọn tốt, xấu. Trong câu
chuyện người cha nhân hậu (Lc 15,11-32), người cha biết trước rằng khi đã chia
gia tài cho người con thứ, anh ta sẽ bỏ nhà ra đi, vậy mà ông vẫn chia gia tài
cho cậu vì tôn trọng tự do của con, và sau đó người cha ấy cứ ngày ngày mòn mỏi
mong chờ đứa con đi hoang trở về nhà. Đó là cách diễn tả sống động về mối tương
quan tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
Chúa muốn nói gì khi
nói ở lại trong tình yêu Ngài? – Tuân giữ lệnh truyền của Chúa. Sống trên trần
gian, con người luôn bị ma quỷ cám dỗ để làm điều nó muốn, nó có biệt tài quyến
rũ con người chạy theo hư
danh và phù vân. Chúa Giê su đã chiến thắng
ma quỷ, nhưng con người chúng ta vẫn luôn bị chi phối bởi những luận lý của ma
quỷ, chúng ra sức lôi kéo con người trở nên giống như chúng để cũng bất hạnh
như chúng. Bởi đó, Chúa tha thiết kêu mời con cái Chúa hãy ở lại trong tình yêu
Chúa, bước đi trong giới luật Chúa, vì đó là con đường đưa ta tới hạnh phúc bây
giờ và mai sau.
Cha G.B Phương Đình Toại diễn giải việc ở lại trong tình yêu của
Chúa là để cho tình yêu Chúa ảnh hưởng sâu đậm trên cách hành xử của mình, để
mình biết yêu như Chúa đã yêu. Là
để cho tình yêu Chúa ảnh hưởng, uốn nắn và là cách để chúng ta yêu. Yêu theo
cách của Chúa, một tình yêu phục vụ và trao ban, có nghĩa là để cho mình bị mất
mát và hao mòn vì tình yêu. Có một vị bác sĩ rất tận tâm và giỏi về nghề nghiệp,
nhưng chưa bao giờ cho gia đình thời gian, và con người của anh ta không biết
các con nghĩ gì mà chỉ biết ra lệnh con mình phải làm gì. Nhiều người không có
khả năng yêu vì không có khả năng cho đi, cho là chấp nhận mất đi. Nhiều người
VN có cách ứng xử ‘tôi có lợi gì trong việc này, trong mối tương quan này’,
khác với tâm thức ‘tôi có thể giúp gì cho anh’. Nếu ai cũng muốn được mà không
biết cho thì xã hội này sẽ ra sao? Đức Phan xi cô nói: Nếu một người được sinh
ra trong cuộc đời này chỉ biết đặt câu hỏi ‘ mình nhận được gì trong cuộc đời
này’ thì người đó sẽ rất cô đơn, vì không có khả năng yêu.Trong đời sống hôn
nhân, hãy tập nhìn thấy điều người kia làm cho mình để mình cố gắng đền đáp
lòng tốt đó, hãy xem lại cách yêu của mình có phải như cái kéo – cắt xén người
kia phải chiều theo ý mình trong mọi sự hơn là cố gắng trao ban chính mình để
săn sóc giúp đỡ họ.
Ở lại trong tình yêu
Chúa còn là có mối tương quan tốt đẹp và sự liên lạc thân tình với Chúa, vì
“không có Thầy các con không thể làm được gì”. Ma quỷ luôn tìm mọi cách để con
người luôn bận rộn và lo lắng quá nhiều chuyện không đâu, và như thế họ giảm đi
sự cầu nguyện và sự sa ngã là rõ ràng,
chỉ sớm hay muộn (cha Vianey).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét