Tại thành phố Portland, bang Oregon,
Mỹ có hai vợ chồng vị mục sư. Họ có một người con trai. Cậu con trai này đã
mang đến cho họ rất nhiều phiền não. Không chỉ thế, mà cậu con trai này của họ
đã bỏ nhà đi không một chút tin tức gì trong suốt ba, bốn năm rồi. Vì vậy, vị
mục sư đã tìm đến một chuyên gia tâm lý học và đem hết nỗi phiền não khổ sở
trong lòng mình nói ra cho chuyên gia tâm lý này nghe.
Chuyên gia tâm lý học sau khi nghe xong liền nói: “Ông đã “nguyền rủa” con trai của mình trong bao lâu rồi?”
Vị mục sư kinh ngạc hỏi lại: “Ông nói tôi “nguyền rủa” con trai tôi? Ông nói thế là có ý gì?”
Chuyên gia tâm lý trả lời: “Nguyền rủa ở đây chính là nói những lời không phải, lời cay nghiệt với người khác. Theo như lời ông kể lúc nãy, thì những lời nói của ông với con trai mình đều là những lời không phải. Vậy ông đã “nguyền rủa” con trai mình trong bao lâu rồi?”
Vị mục sư lúc này đã hiểu và cúi đầu nói: “Vậy thì tức là từ lúc con trai ra đời, chính là tôi đã nguyền rủa nó cho tới tận bây giờ, tôi từ trước tới nay đều không nói lời nào tốt với nó cả.”
Chuyên gia tâm lý nói: “Kết quả là không đem lại hiệu quả gì, đúng không?”
Vị mục sư trả lời: “Đúng vậy!”
Chuyên gia tâm lý nói: “Bây giờ tôi đề nghị ông và vợ ông, trong hai tháng tiếp theo, khi hai người nghĩ đến con trai của mình, hãy chúc phúc cho cậu bé, đừng nghĩ cậu bé không tốt. Tôi cũng muốn hai người hãy cầu xin Thượng đế che chở cho cậu bé. Lúc hai người nghĩ đến con trai của mình, tôi đề nghị hai người hãy nhớ những mặt tốt của cậu bé và nói những lời tốt về cậu bé!”…
Chuyên gia tâm lý học sau khi nghe xong liền nói: “Ông đã “nguyền rủa” con trai của mình trong bao lâu rồi?”
Vị mục sư kinh ngạc hỏi lại: “Ông nói tôi “nguyền rủa” con trai tôi? Ông nói thế là có ý gì?”
Chuyên gia tâm lý trả lời: “Nguyền rủa ở đây chính là nói những lời không phải, lời cay nghiệt với người khác. Theo như lời ông kể lúc nãy, thì những lời nói của ông với con trai mình đều là những lời không phải. Vậy ông đã “nguyền rủa” con trai mình trong bao lâu rồi?”
Vị mục sư lúc này đã hiểu và cúi đầu nói: “Vậy thì tức là từ lúc con trai ra đời, chính là tôi đã nguyền rủa nó cho tới tận bây giờ, tôi từ trước tới nay đều không nói lời nào tốt với nó cả.”
Chuyên gia tâm lý nói: “Kết quả là không đem lại hiệu quả gì, đúng không?”
Vị mục sư trả lời: “Đúng vậy!”
Chuyên gia tâm lý nói: “Bây giờ tôi đề nghị ông và vợ ông, trong hai tháng tiếp theo, khi hai người nghĩ đến con trai của mình, hãy chúc phúc cho cậu bé, đừng nghĩ cậu bé không tốt. Tôi cũng muốn hai người hãy cầu xin Thượng đế che chở cho cậu bé. Lúc hai người nghĩ đến con trai của mình, tôi đề nghị hai người hãy nhớ những mặt tốt của cậu bé và nói những lời tốt về cậu bé!”…
Suy tư
- Ai trong chúng ta cũng có tự ái
nhiều hay ít. Bởi đó mới xảy ra những chuyện đáng tiếc xảy ra trong giao tiếp
và đó cũng là một nguyên do xã hội khó thay đổi, tiến bộ. Người ta thường đặt
những ‘hộp thư góp ý’ ở các công sở và cả ở các giáo xứ như là một thiện chí
muốn phục vụ mọi người tốt hơn, nhưng hầu như chẳng mấy ai để ý đến ‘thiện chí’
của những người có trách nhiệm với cộng đồng. Không phải vì người ta không có
sáng kiến và ý kiến, nhưng có lẽ người ta e ngại khả năng lắng nghe và thiện
chí của người nhận những lá thư góp ý. Không khéo chỉ là trò hề và tệ hơn nữa
là cảnh truy tìm thủ phạm để trù dập. Thôi im lặng là thượng sách, việc ai nấy
làm và ai sai người đó chịu! Vì thế mà tình cảnh xã hội và cả Giáo hội không
mấy sáng sủa.
- Trong những chuyện cổ tích dành
cho trẻ em, thường có những bà tiên tốt và những mụ phù thủy độc ác. Những bà
phù thủy thường có những lời nguyền làm hại đến ai đó một cách rất cụ thể.
Thường những lời nguyền đó rất linh nghiệm trong tương lai làm cho con mồi hết
đường chạy thoát. Những lời nói sau lưng của ta về một ai đó : một nhà nước,
một vị lãnh đạo, một người bạn và nhất là những người đang chung sống với ta
(vợ chồng hoặc con cái) cũng linh nghiệm cách nào đó như một lời nguyền rủa của
các bà phù thủy. Chính não trạng và cách ứng xử của ta sẽ bị ảnh hưởng trước
hết. Hãy thôi chê bai và hãy cầu nguyện cho những điều ta không bằng lòng, và chính
ơn Chúa sẽ làm nên những điều kỳ diệu. Những lời tiên đoán xấu về đất nước và
Giáo xứ chẳng có ích gì cho ai mà chỉ làm cho cuộc sống thêm nặng nề. Hãy tập
nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi ta đang sống, vì ‘thà rằng thắp lên ngọn nến
sáng còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối cuộc đời”.
- Hôm qua, trong bài nói chuyện
với khách hành hương về bài Tin Mừng tuần 31 TNC, Đức Phanxicô nói: “Chúa Giêsu
không dừng lại nơi tội lỗi và thành kiến về ông Giakêu, Chúa nhìn thấy con
người với ánh mắt của Thiên Chúa, nhìn thấy những thương tích nơi tâm hồn ông
và nhìn thấy một phẩm chất tốt đẹp mà Tạo Hóa đã gieo vào lòng mỗi người. Cái
nhìn của Chúa Giêsu đã tạo ra một thay đổi kỳ diệu nơi ông Giakêu cũng như nơi
các tội nhân khác”.
Chúng ta cũng hãy đi và làm như
thế trong các cuộc tiếp xúc với anh em. Đừng quá chú tâm đến những khiếm khuyết
của nhau mà quên đi điều quan trọng là khuyến khích nhau tiến lên phía trước
bằng những lời khen ngợi chân thành và đúng mực. Người lãnh đạo nào cũng muốn
thuộc cấp của mình tiến bộ hơn, có người dùng cách là luôn đưa ra những nhận
xét tiêu cực nhưng có những người khác lại đưa ra những nhận xét tích cực. Tôi
nghĩ là cách sau sẽ thành công hơn, vì cách trước sẽ tạo nên sự oán ghét, xa
cách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét