Câu chuyện về người cha nhân hậu
được Thánh Luca diễn tả có rất nhiều tình tiết đáng để suy niệm. Ở đây, người
viết muốn trích dẫn vài ý trong tác phẩm ‘tự do nội tâm’ (bản dịch của cha Minh
Anh) để nói về sự nghèo khó thiêng liêng, sự tinh sạch tâm hồn: căn tính con
cái Thiên Chúa nơi ta là do lòng thương xót vô biên Chúa ban tặng, hoàn toàn
không do công trạng con người. (Câu in đậm là phần được trích).
Một linh mục khi giảng về câu
chuyện này đã hỏi giáo dân: ‘Người con hoang đàng, khi trở về, đã thưa với
người cha thế nào?”. Câu trả lời : “thưa cha, con đã phạm tội với trời và với
cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa…”. Cậu định nói câu tiếp theo, nhưng có
lẽ người Cha đã đưa tay bịt miệng cậu lại để không thể thốt ra một câu quá sai:
“Xin Cha đối xử với con như một người làm công!”. Không bao giờ có chuyện đó.
Thiên Chúa đã một lần đón nhận ta làm nghĩa tử, là con cái thì không bao giờ
Ngài thất tín. Dù thế nào đi nữa, Thiên Chúa không đối xử với bất cứ ai trong
nhân loại như một người tôi tớ, mà như bạn hữu và như con cái trong nhà. Con người quý giá hơn tất cả tổng số những
điều tốt lành họ có thể làm được. Họ là con cái Thiên Chúa dù họ làm điều lành
hoặc không thể tự làm bất kỳ điều gì. Cha chúng ta trên trời không yêu mến
chúng ta vì những điều tốt lành chúng ta làm. Người yêu mến chúng ta vì chúng
ta, bởi Người đã nhận chúng ta làm nghĩa tử mãi mãi.
Ở mức độ tâm lý cũng như thiêng liêng, nhu cầu sâu xa nhất của con
người là nhu cầu yêu thương: để yêu và được yêu. Hai nhu cầu nền tảng không thể
thiếu khác là: nhu cầu chân lý (để yêu chúng ta cần biết); và nhu cầu căn tính
(để yêu, chúng ta cần hiện hữu). Chúng ta nhấn mạnh ở đây về nhu cầu căn tính: con
người thường hiểu sai về căn tính của mình khi họ cố thể hiện nhu cầu nầy bằng
những cách: hiện hữu bằng sở hữu (vật chất hay tinh thần), hiện hữu với hữu
hiệu (công việc, thành công). Đúng hơn mỗi người có giá trị và một phẩm
giá duy nhất, độc lập với những gì họ có thể làm. Rõ ràng, thật là tuyệt vời
khi làm những việc lành như cầu nguyện, ăn chay, dấn thân phục vụ tha nhân, rao
giảng Tin Mừng và vân vân. Nhưng sẽ vô cùng hiểm nghèo khi chúng ta đồng hóa
chính mình với những việc lành thiêng liêng mà chúng ta có thể làm. Bởi lẽ, căn
tính này vẫn chỉ là một căn tính nhân tạo mỏng manh và sẽ sụp đổ vào ngày mà
một trong những đức hạnh của chúng ta thất bại hay một tài năng thiêng liêng
đặc biệt nào đó bị lấy khỏi chúng ta, một tài năng mà chúng ta dốc toàn lực con
người mình vào.
Người con cả đã có sự nhầm lẫn
này (hiện hữu với hữu hiệu), dù ở trong nhà, nhưng tấm lòng và cách tính toán
của anh thật đáng buồn, vì đã tỏ lộ vai trò của một người làm công. Đó cũng là
tâm trạng của nhiều người trong chúng ta: đọc kinh, làm việc lành để được Thiên
Chúa trả công ‘được an bình ở đời nầy và thưởng công trên thiên đàng’. Thiên
Chúa không dựng nên con người như công cụ phục vụ Ngài, như một người làm công
hay một như tên đầy tớ. Thiên Chúa dựng nên bạn, dựng nên tôi để tận hưởng tình
thương và sự chăm sóc của một người Cha, ở đời nầy và vĩnh cửu ở đời sau. Thiên
Chúa muốn thông chia hạnh phúc với con người như một hữu thể độc đáo và mong
chờ sự đáp trả nồng nhiệt của từng tâm hồn như sự đáp trả của người yêu: Chúa và linh hồn trở thành đôi tình nhân.
Chúng ta có thể nhận ra điều này khi đọc nhật ký của thánh Têrêxa Hài Đồng hoặc
nhật ký của thánh Faustina.
Khi nhầm lẫn căn tính với hữu hiệu, một hậu quả tất yếu khác thường xảy ra là tính kiêu ngạo: chúng ta coi thường tha nhân khi họ không làm được nhiều điều tốt như chúng ta. Và sự thất vọng cũng thường xảy ra, nhất là khi gặp thất bại thiêng liêng hay thất bại trong cuộc sống, thì 'kẻ nhầm lẫn này' sẽ rơi vào vực thẳm thất vọng. Sự khó nghèo thiêng liêng dạy ta rằng: mọi sự lành chúng ta có thể làm là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa. "Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, thì tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh ?" (1Cor 4,7). Người con cả đã có cái nhìn kiêu ngạo khi so sánh sự tốt lành của mình so với sự hư hỏng của người em: "Còn thằng con của cha đó..."
Khi nhầm lẫn căn tính với hữu hiệu, một hậu quả tất yếu khác thường xảy ra là tính kiêu ngạo: chúng ta coi thường tha nhân khi họ không làm được nhiều điều tốt như chúng ta. Và sự thất vọng cũng thường xảy ra, nhất là khi gặp thất bại thiêng liêng hay thất bại trong cuộc sống, thì 'kẻ nhầm lẫn này' sẽ rơi vào vực thẳm thất vọng. Sự khó nghèo thiêng liêng dạy ta rằng: mọi sự lành chúng ta có thể làm là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa. "Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, thì tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh ?" (1Cor 4,7). Người con cả đã có cái nhìn kiêu ngạo khi so sánh sự tốt lành của mình so với sự hư hỏng của người em: "Còn thằng con của cha đó..."
Niềm vui của người Kitô hữu đặt
nền tảng trên phẩm giá là con cái Chúa, một hồng ân nhưng không Chúa ban. Thiên
Chúa yêu từng người chúng ta là do lòng thương xót của Ngài, dường như người
tội lỗi lại được ưu tiên hơn. Vậy đừng làm việc lành và sống tốt để ‘đáng’ được
Chúa xót thương, những nỗ lực thiêng liêng chỉ là sự đáp trả trước tình yêu và
sự chăm sóc đầy tình Cha của Người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét