Trong cuộc sống, nhiều
khi ta có những lời tạ ơn nhau và nhất là tạ ơn Chúa mà không chân thành nhưng
mang nặng hình thức và khách sáo. Và chúng ta thường ngại nói lời cảm ơn nhau,
vì mang ơn ai đó là có sự ràng buộc (lệ thuộc) và nhìn nhận sự kém cỏi của
mình.
Sách Giảng viên có một
lời khuyên rất thực tế: “Giữa tuổi thanh xuân, hãy tưởng nhớ Đấng dựng nên
mình. Đừng chờ tới ngày tai ương ập xuống và bạn cất tiếng nói tôi chẳng được
niềm vui nào”. Quả vậy, chúng ta rất khó để nhận ra ơn lành Chúa ban cho mình
và rất khó để có tâm tình tạ ơn Chúa. Dù mỗi ngày chúng ta đọc kinh cám ơn : tạ
ơn Chúa đã cho mình làm người, được chịu
nhiều ơn lành hồn xác, được qua đêm bằng
an – không phải chết tươi.. . thế nhưng tự trong thâm tâm, chúng ta vẫn trách
Chúa thờ ơ với mình, không thương ban cho mình nhiều ơn lành mong ước và nguyện
xin: được lành bệnh, được may mắn, được thành công, được an lành, được hạnh
phúc. Tôi vẫn có một lời cầu nguyện cho những người đau bệnh và những người
thân: xin cho họ cảm nghiệm được tình thương của Chúa trong đời mình, biết bằng
lòng với cuộc sống. Đức Phanxico khuyên chúng ta: Hãy dành thời giờ ngẫm nghĩ lại
biết bao ơn lành Chúa đã ban trong đời mình để dâng lời tạ ơn Chúa.
Tâm lý học thường nói đến
khủng hoảng của tuổi già. Tuổi này là lúc sức khỏe giảm sút, nhiều bệnh
mãn tính phát sinh, tâm sinh lý không còn vững vàng, con cái trưởng thành rời
xa và bạn bè ít đi, con người thường rơi vào cảnh cô đơn và tủi thân. Đây cũng
là lúc con người thường rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ: không thích ồn ào,
không thích bạn bè và thích không gian yên tĩnh – dễ rơi vào cô độc. Trên bình
diện thiêng liêng, các nhà tu đức nói đến sự nhầm lẫn căn tính của mình có thể
dẫn đến sự thất vọng thiêng liêng. Mỗi người có một giá trị vì là con cái Chúa.
Nhiều người nhầm lẫn căn tính của mình với sở hữu và hữu hiệu: họ nghĩ họ giá
trị vì những gì họ có và những gì họ làm được. Chính sự nhầm lẫn này đưa đến thất
vọng và khủng hoảng của tuổi già, khi họ không có nhiều tiền nữa và
không còn làm ra tiền, khi họ không còn giữ được vai trò trong xã hội và Giáo hội;
điều này dẫn đưa đến cảm giác thất vọng về chính mình, cảm giác thừa thãi và vô
vọng khi nhìn về tương lai đen tối… điều này dẫn đến việc nhiều người chọn cái
chết như là sự giải thoát.
Có câu chuyện kể về hai vị thiên thần được sai xuống trần với nhiệm vụ riêng của mỗi vị, họ chia tay nhau và hẹn ngày giờ gặp lại nhau để cùng trở về thiên quốc. Đến giờ hẹn, một vị xách một chiếc bị với dáng đi rất nhẹ nhàng, còn vị kia rất nặng nhọc với chiếc bị quá cồng kềnh; chiếc bị nhẹ chứa những lời tạ ơn của con người, chiếc bị nặng là những lời cầu xin của họ. Câu chuyện 10 người phong cùi được chữa lành mà chỉ có một người trở lại gặp Chúa nói với ta rằng: rất ít người tạ ơn và lời tạ ơn của ta không thêm gì cho Chúa mà mang lại lợi ích cho con người, giúp ta gặp được Đấng là nguồn mọi ơn lành. Để có một lời tạ ơn Chúa, có sự cộng tác của đức tin, đức cậy và đức mến. Khi cầu xin ơn Chúa, có người thưa với Chúa: con tạ ơn Ngài đã nhậm lời con, có kẻ khác lại chờ cho đến khi có phép lạ xảy ra mới tạ ơn, cha Mello thì khuyên: Bạn hãy tạ ơn Chúa khi mình có sự xác tín rằng Chúa đã nhậm lời rồi, khi ai đó trao cho mình một tờ sec thì ta nên cám ơn ngay - đừng đợi đến khi vào ngân hàng rút tiền mặt rồi mới tạ ơn, có một bà kia bị bệnh phong thấp - đã tạ ơn Chúa cả 3 năm trước khi được khỏi bệnh, vì đã cảm nghiệm được ơn chữa lành đang đến với mình.
Sách Giảng viên cũng có
một lời nữa rất đáng nhớ: “Thiên Chúa ban cho con người biết nhận thức về vũ trụ,
tuy thế, con người cũng không thể nào hiểu hết được ý nghĩa công trình Thiên
Chúa thực hiện trong lịch sử”. Thánh
Phaolô nói: “Anh em hãy tạ ơn Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, vì đó là điều
Thiên Chúa muốn” (Tx 5, 18). Hãy nghĩ đến câu chuyện 9 năm biệt giam của
Đức cha F.x Nguyễn Văn Thuận mà kiên trì theo Chúa trong cuộc sống của ta, dù
có xảy ra điều gì đi nữa: ngài sống trong một không gian chật hẹp, có khi điện
sáng suốt ngày đêm nhưng có khi chìm ngập trong bóng tối - trong nhiều tháng trời, mịt mù về tương lai,
bị ghét bỏ và loại trừ, vô vọng nhưng không tuyệt vọng – mà vẫn cậy tin ở Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét