Sưu tầm
Trương Vĩnh Ký ( 6.12.1837 – 1.9.1898 ) khi mới sinh
có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công Giáo nên có tên thánh: Jean
Baptiste Petrus, nên còn gọi tắt là Petrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo,
nhà văn, nhà ngôn ngữ học và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ,
được ghi trong Bách Khoa Tự Điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới
của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển
và dịch thuật.
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và
được coi là người đặt nền móng cho báo chí Quốc ngữ Việt
Trương Vĩnh Ký sinh tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành,
tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long ( nay thuộc huyện
Chợ Lách, tỉnh Bến Tre ). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và
bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang
Cao Miên rồi mất ở bên ấy.
Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi
học chữ Hán tại Cái Mơn. Năm 9 tuổi, ông được Linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ
ơn ông Thi ( cha của Petrus Ký ) đã hết lòng che giấu ông lúc nhà Nguyễn cấm
đạo Công giáo gắt gao.
Ông Tám mất, hai nhà truyền giáo người Pháp ( thường
gọi là Cố Hòa, Cố Long ) thấy Petrus Ký vừa thông minh vừa chăm học, nên đem về
trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ La tinh. Năm 1848, Cố Long đưa Petrus Ký sang
học tại Chủng viện Pinhalu ở
Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong
số đó có Petrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở
Penang thuộc ( Malaysia ). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng
Viễn Đông...
Năm 21 tuổi ( 1858 ), Trương Vĩnh Ký đang học đến
nửa năm thứ 6 ( chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức Linh mục ) thì
phải vội về nước vì mẹ ông qua đời.
Lúc Petrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc
thực dân Pháp đem quân sang xâm chiếm Việt
Năm 1861 Petrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ ( con
gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang ( Chợ Quán ) do Linh Mục Đoan,
Họ Đạo Nhơn Giang, mối mai, và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sàigòn.
Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông
ngôn ( Collège des Interprètes ), ông được nhận vào dạy.
Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan
Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản
đã xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn.
Sang Pháp, Petrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được
triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh
vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và
được yết kiến Đức Giáo Hoàng tại Rôma.
Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia
Định báo ( tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên ) do ông Ernest Potteaux làm quản
nhiệm.
Năm 1866, ông thay thế Linh Mục Croc làm Hiệu trưởng
Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được Thủy Sư Đô Đốc Pháp là
Ohier bổ nhiệm làm Chủ Bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường
Sư Phạm ( École normale ) được thành lập, Petrus Ký được cử làm Hiệu Trưởng.
Đến ngày 1 tháng 4 cùng năm, Petrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện ( hàm ),
được cử làm Thư Ký Hội Đồng châu thành Chợ Lớn.
Năm 1873, Petrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành
trường Tham Biện Hậu Bổ ( Collège des administrateurs stagiaires ), dạy Việt và
Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra
Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu
tiên người Việt Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sàigòn.
Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện
sĩ ( Officier d'Académie ).
Năm
1886, Paul Bert ( nghị sĩ, hội viên Hàn Lâm, bác học gia Sinh Vật học ) được cử
sang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul
Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.
Đến Huế, Petrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức
trong Cơ Mật Viện Tham tá, sung Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ.
Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh
chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản
thân Petrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ
đau phổi xin từ chức về lại Sàigòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn
và viết sách...
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng
Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc
vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn
đóng cửa, Petrus Ký gần như thất nghiệp. Và khi trước, lúc còn được ưu ái,
những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để
phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông
phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Petrus Ký phải mắc
nhiều nợ.
Năm
1887, sau khi đi công tác ở
Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẫn, bệnh hoạn
luôn, Petrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898. ( Ảnh chụp: Mồ Trương Vĩnh Ký tại Chợ Quán ). Mộ
phần và nhà ở khi xưa của ông ( nay là nơi thờ phụng ông ), hiện nằm nơi góc
đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, Sàigòn.
Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong
của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá
trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:
Nhận huy chương Dũng Sĩ Cứu Thế của Tòa Thánh Roma
ngày 1 tháng 10 năm 1863. Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa
Học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội Nhân Chủng học, Hội Giáo Dục Á Châu. Năm 1874,
được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Petrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên
thế giới.
Trong cuộc bầu chọn “Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào
năm 1874, Petrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “Thế giới Thập
Bát Văn Hào”.
Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn Hóa Á Châu
ngày 15 tháng 2 năm 1876.
Trở thành hội viên Hội Chuyên Học Địa Dư ở
Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp
ngày 17 tháng 5 năm 1883.
Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của
Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4
tháng 8 năm 1886.
Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng
6 năm 1887.
Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng Gia Cam
Bốt.
Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm Viện Thị
Giảng Học Sĩ.
Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.
Ông có rất nhiều tác phẩm ( 118 tác phẩm hoặc 121
tác phẩm ), lược kê một số như:
Truyện đời xưa
Abrégé de grammaire annamite ( Tóm lược ngữ pháp An
Nam )
Kim Vân Kiều ( bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên
)
Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
Cours de langue annamite ( Bài giảng ngôn ngữ An Nam
)
Voyage au
Guide de la conversation annamite ( Hướng dẫn đàm
thoại An Nam )
Phép lịch sự An Nam ( Les convenances et les
civilités annamites )
Lục súc tranh công
Cours de la langue mandarine ou des caractères
chinois.
Cours d'histoire annamite ( Bài giảng lịch sử An Nam
)
Dư đồ thuyết lược ( Précis de géographie )
Đại
Cours de littérature annamite, 1891 ( Bài giảng văn
chương An Nam )
Cours de géographie générale de l'Indochine ( Bài
giảng địa lý tổng quát Đông Dương )
Đại
Grand Dictionnaire Annamite-Français ( Đại tự điển
An Nam-Pháp ) v.v...
Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị
thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.
Cuối thế kỷ 19, Jean Bouchot
gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở
nước Trung Hoa hiện đại nữa." Học giả người Pháp này cũng đã viết: “Ta
phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một
bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông
thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...”
Các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt
Vũ Ngọc Phan: “Trong số những sách dịch thuật, khảo
cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có
giá trị hơn cả... Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có
phương pháp...”
Vương Hồng Sển: “Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký,
Huỳnh Tịnh Của là ba ông minh triết bảo thân, gần bùn mà chẳng nhuốm mùi bùn,
không ham "đục nước béo cò" như ai, chỉ say đạo lý và học hỏi, sống
đất Tào mà lòng giữ Hán, thác không tiếng nhơ, thấy đó mà mừng thầm cho nước
nhà những cơn ba đào sóng gió còn hiếm người xứng danh học trò cửa Khổng.”
Sơn
Khi phong trào Duy Tân hoạt động công khai rầm rộ,
ông Trần Chánh Chiếu cổ động lạc quyên đúc tượng kỷ niệm ông Trương Vĩnh Ký với
bài trong báo Lục Tỉnh Tân Văn nhan đề “ông Đốc Ký”.
Con người giàu tài năng và có sức làm việc to lớn
như thế, đến cuối đời đã rơi vào hoàn cảnh nghèo nàn, túng bấn. Về mặt tinh
thần, lúc sinh thời ông cũng đã bộc lộ nhiều băn khoăn, khắc khoải. Hai câu
cuối của Bài thơ tuyệt mệnh như muốn gửi gấm tâm sự cho người đời sau, khi phẩm
bình về sự nghiệp của ông:
Cuốn sổ bình sanh công với tội
Tìm nơi thẩm phán để thừa sai.
Ngoài ra, ông còn được xem là có công trong ngành
làm vuờn ở Cái Mơn. Các giống cây ăn trái như là sầu riêng, chôm chôm tróc,
măng cụt tróc, bòn bon đều do ông đem từ
NHÀ MỒ GIỮA THỦ ĐÔ SÀIGÒN XƯA
Có
một nhà mồ nằm ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, Sàigòn mà không phải ai
cũng biết có một thân phận đặc biệt đang yên nghỉ. Trên cửa nhà mồ, dòng chữ
Latin Miseremini mei saltem vos amici mei ( Xin hãy thương
tôi, ít ra là những bạn hữu của tôi ) như nói lên nỗi lòng thiên cổ
của một người Việt đã được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái của thế kỷ
19: Trương Vĩnh Ký. ) Ảnh chụp: Mộ
ngài TRƯƠNG VĨNH KÝ ở giữa và vợ con hai bên và ba miếng đá lát phẳng với nền
nhà mồ.
Lặng lẽ
bên đường
Lách cách mở ổ khóa đã hoen gỉ ở cửa nhà mồ, ông
Trương Minh Đạt, hậu duệ đời thứ tư của Trương Vĩnh Ký, ngậm ngùi: “Lâu lắm rồi
mới có khách đến viếng !”
Chúng tôi nhẹ bước qua những chiếc lá vàng khô bị
gió cuốn bay vào nhà mồ, mà ngẩn ngơ nhìn thực tế khác nhiều với điều mình hình
dung. Nền bằng phẳng, không một gò đất, công trình nào nhô lên như những nấm mộ
thường hay nhìn thấy. Dưới ánh chiều đang sậm dần, phải nhìn kỹ mới thấy ba
phiến đá khác màu có chiều rộng khoảng 1m, dài gần 2m được lát bằng phẳng mà
mới nhìn cứ tưởng là nền nhà mồ. Ông Đạt bùi ngùi: “Các ông nhà tôi yên nghỉ
dưới đấy !”
Dưới phiến đá trắng đã ngả màu vàng nhạt, nơi Trương
Vĩnh Ký yên nghỉ, ở giữa người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế.
Sinh thời Trương Vĩnh Ký đã nổi danh. Và hơn một thế kỷ trôi qua bao ngòi bút
ngược xuôi vẫn còn rỏ mực về ông, nhưng bia mộ lại chỉ vài dòng ngắn ngủi. Nó
được khắc ngay trên phiến đá làm nắp mộ với vài dòng danh phận người yên nghỉ:
J.B. Petrus Trương Vĩnh Ký. Chữ Pháp đầu dòng không phải tên Tây của ông mà là
tên đạo ông theo từ thuở ấu thơ ở quê hương Cái Mơn, Bến Tre. Bia mộ không ghi
năm ông sinh ( 6.12.1837 ), nhưng khắc rõ ông mất ngày 1.9.1898. Trang trí mộ
bia cũng giản dị với hình một cành lá, không hoa bao quanh.
Mất
sau chồng đến chín năm, nhưng bia mộ bà Vương Thị Thọ lại bị thời gian làm phai
mòn nhiều hơn. Bà yên nghỉ dưới phiến đá màu nâu đỏ đã ngả màu sậm có nhiều vết
nứt, vỡ cùng năm tháng. Lau lớp bụi thời gian, ông Đạt ngậm ngùi kể mình 58
tuổi. Từ nhỏ, ông đã được cha là Trương Vĩnh Thạnh dặn dò phải gìn giữ nhà mồ
các cố để hậu sinh truyền đời tưởng nhớ, nhưng không thể ngăn được sự tàn phá
của thời gian và bao biến động thời cuộc.
Giữ đúng đạo “xuất giá tòng phu” xưa, dòng đầu trên
bia mộ cụ bà mang tên chồng là Maria Trương Vĩnh Ký. Dòng nhỏ dưới mới khắc tên
mình là Vương Thị Thọ mất năm 1907 và không trang trí một hoa văn nào ngoài
hình cây thánh giá. Nằm bên trái cha, tình trạng bia mộ người con Trương Vĩnh
Thế cũng bị nhiều vết hư hại của thời gian. Trong gia phả dòng họ, Trương Vĩnh
Thế là anh cả ông nội Trương Vĩnh Tống của ông Trương Minh Đạt, hiện đang sống
ở đây để gìn giữ nhà mồ. Sinh thời, ông Thế làm quan đốc phủ sứ mà dòng chữ
khắc trên bia vẫn còn rõ nét.
Ông Đạt trầm ngâm: “Hồi xưa, khu nhà mồ này còn
nhiều di vật ông cố Trương Vĩnh Ký để lại với các sách vở, hình ảnh được giữ
gìn cẩn thận. Về sau, một số được tặng cho Viện Khảo Cổ Sàigòn, nhiều cái còn
lại đem qua Pháp trong năm 1975”. Thuở trước, nhà mồ còn có bức tượng bán thân
cụ cố Trương Vĩnh Ký. Tượng được đắp bằng ximăng, sơn đen. Những năm khó khăn
sau năm 1975, kẻ xấu đã lẻn vào lấy trộm vì tưởng là “đồng đen” quý hiếm. Thời
ấy, phải vật vã kiếm miếng ăn, anh em ông Đạt đã bỏ nhiều ngày lang thang các
khu “chợ trời” vỉa hè để tìm chuộc lại nhưng cuối cùng đành gạt nước mắt về
không. Họ nghĩ có lẽ kẻ gian phát hiện tượng ximăng, không phải kim loại quý,
đã đập mất rồi !
Hiện nay, toàn bộ khuôn viên nhà mồ còn rộng hơn
2.000m2. Ngoài nhà mồ Trương Vĩnh Ký, bãi đất còn khoảng 60 ngôi mộ
khác của gia tộc và một nhà ngói cổ được xây từ năm 1937 đến giờ vẫn đang là
nơi ở của gia đình ông Đạt. Mang nét kiến trúc Pháp với nhiều cửa, cột, vòm
cong, nhà mồ Trương Vĩnh Ký rộng khoảng 50m2, trang nhã với các chi
tiết nhẹ nhàng nhưng tinh tế.
Thiên tài và định mệnh
Theo chân ông Đạt, tôi trở ra đường Trần Hưng Đạo.
Cảm giác bùi ngùi khi chẳng thể tìm được tấm bảng nào chỉ dẫn đây là nơi Trương
Vĩnh Ký, người Việt đã được vinh danh một trong 18 nhà thông thái thế giới, sử
dụng thành thạo 26 ngôn ngữ, yên nghỉ. Bên góc cổng, người anh Trương Minh Tấn
của ông Đạt đang cặm cụi với quán cà phê kiếm sống qua ngày. Gương mặt ông Tấn
hằn nét khắc khổ, già hơn tuổi 68. Nhắc chuyện xưa, ông Tấn tràn ngập ký ức:
“Hồi tôi còn nhỏ, đường này thưa thớt lắm, bên đây nhìn thấy con kênh đào ven
đại lộ Võ Văn Kiệt bây giờ. Thuở đó, kênh vẫn còn trong xanh và là nơi ông cố
Trương Vĩnh Ký dựng nhà mát bên sông để đọc sách, dạy học trò”.
Khi anh em ông Tấn, ông Đạt chào đời, Trương Vĩnh Ký
đã mất cả nửa thế kỷ. Ký ức hai anh em được ông nội Trương Vĩnh Tống ( con trai
thứ Trương Vĩnh Ký ) truyền kể rằng nhà mồ nằm bên đại lộ Gallieni, nay là
đường Trần Hưng Đạo. Vùng đất ngày xưa còn gọi Chợ Quán này là quê vợ Trương
Vĩnh Ký. Còn nơi chôn nhau cắt rốn của ông ở Cái Mơn, Bến Tre. Là con trai lãnh
binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu, Trương Vĩnh Ký sớm mồ côi khi cha
đi công vụ ở Cao Miên.
Trong gia đình có Đạo, tuổi thơ Trương Vĩnh Ký sớm
thăng trầm khi triều Nguyễn ra lệnh “sát tả” ngăn chặn Thiên Chúa Giáo. Ban
đầu, Trương Vĩnh Ký học chữ Nho với thầy đồ, và ông chỉ lộ rõ thiên tài khi
được các Linh Mục Pháp dạy học. Đặc biệt là ở Chủng Viện Penang ( Malaysia ),
ông đã làm cả thầy lẫn bạn học khâm phục sự đam mê đọc sách cùng trí nhớ siêu
việt và khả năng học nhanh chóng cùng lúc nhiều ngoại ngữ khó như Latin, Hy
Lạp, Pháp, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thái Lan. Nhờ vậy mà nghiệp bút của
Trương Vĩnh Ký đã đạt kỷ lục khoảng 120 cuốn sách gồm đủ các lĩnh vực, đặc biệt
là các sách đạo làm người, từ điển Pháp – Việt...
Và
rồi định mệnh như an bài với Trương Vĩnh Ký. Chính thiên tài ngoại ngữ, tri
thức sâu rộng nhờ đọc sách, đi xa đã cuốn ông vào vòng xoáy lịch sử chênh vênh,
phức tạp trong thời cuộc nước nhà bị Pháp tiến chiếm. Trở thành thông ngôn cho
Pháp, rồi cho cả sứ bộ triều đình, phải kề cận kẻ đô hộ lẫn gần gũi chính nhà
vua nước mình, Trương Vĩnh Ký đã bị người đời nhìn nhận ngược xuôi công tội.
Để rồi trước khi nhắm mắt xuôi tay, chính ông phải
cảm thán viết bài thơ đầy nỗi niềm:
Quanh
quanh quẩn quẩn lối đường quai
Xô đẩy
người vô giữa cuộc đời
Học thức
gửi tên con sách nát
Công danh
rốt cuộc cái quan tài
Dạo hòn lũ
kiến men chân bước
Bò xối,
con sùng chắc lưỡi hoài
Cuốn sổ
bình sanh công với tội
Tìm nơi
thẩm phán để thừa khai.
( Quốc Việt )
Năm 1898, Cụ mất đi để lại rất nhiều thương tiếc,
mãi đến sau này, một số trí thức miền Nam, trong đó có một nhà Cách Mạng là ông
Trần Chánh Chiếu đã đứng ra vận đông và quyên góp khắp Nam Kỳ lục tỉnh để xây
dựng Tượng Đài Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký. Kết quả là vào ngày 24 tháng 12 năm
1927, tượng của Cụ đã được long trọng khánh thành tại vườn Norodom ngay trung
tâm của thành phố Sàigòn ( góc công viên Thống Nhất cạnh Nhà Thờ Đức Bà ). Sau
năm 1975, tượng đài của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký bị phá bỏ.
Sau hơn 30 năm từ ngày tượng
đài của Cụ dựng tại trung tâm thành phố
Tại hải ngoại, trong cùng một ý
nghĩa đó, để nhớ lại công ơn của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký, điêu khắc gia Phạm
Thế Trung đã thu thập tài liệu, hình ảnh để tạc lại bức tượng toàn thân ( 7
feet ) cao như người thật với quốc phục Việt Nam, áo dài khăn đống, tay cầm
quyển sách chữ Quốc Ngữ, với bước đi thong dong của một kẻ sĩ miền Nam ( Ảnh
chụp kèm theo ). Với hoài bão sẽ cùng với Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại có thể
vận động để xây dựng lại tượng của Cụ Petrus Trương Vĩnh Ký nơi xứ người. Tượng
Đài của Cụ là một biểu tượng Văn Hóa đã gắn bó với người dân miền Nam Việt
HẢI ĐĂNG,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét