Danh sách Blog của Tôi

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

THUYẾT CỬA SỔ VỠ (BROKEN WINDOW)





Trong cuốn sách The tipping point của Malcolm Gladwell, ông đã dẫn chứng: trong khoảng thời gian từ 1960-1990, tỉ lệ tội phạm diễn ra ở hệ thống xe điện ngầm của New York rất cao mặc dù lúc đó New York đã là một thủ đô tài chính của thế giới.
Mỗi năm, tại thành phố này có đến hơn 650.000 vụ tội phạm và giết người nghiêm trọng. Từ duy nhất có thể mô tả chính xác tình trạng của các nhà ga, trên những con tàu điện ngầm lúc đó là hỗn loạn. Những nhà ga ánh sáng lờ mờ, bủa vây bốn phía là bóng tối và những bức tường ẩm ướt, bị sơn vẽ chằng chịt. Những chiếc xe dơ dáy, sàn xe đầy rác rưởi, vách và trần dày đặc hình sơn, vẽ và thường về trễ. Nạn nhũng nhiễu hành khách từ những kẻ ăn mày và trộm cắp vặt cũng hết sức phổ biến. Đã từng có thời điểm tại các khu lân cận quanh New York như Brownville và đông New York, các con phố thường trở nên u ám khi bóng chiều chạng vạng.
Lúc đó dọc vỉa hè hai bên, dân lao động không còn ai đi lại, lũ trẻ con không dám đạp xe trên đường, các cụ già cũng vắng bóng trên những bậc lên xuống hay ghế đá trong công viên. Những phi vụ buôn bán ma túy, những vụ thanh toán băng đảng diễn ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của Brooklyn khiến hầu hết dân chúng vì sự an toàn của mình đều ở hết trong nhà khi màn đêm buông xuống. Bộ phận cảnh sát làm việc ở Brooklyn trong khoảng những năm 1980 và đầu 1990 thừa nhận rằng vào thời điểm đó, khi trời vừa tắt nắng là máy bộ đàm của họ liên tục réo lên những đoạn trao đổi báo cáo giữa cảnh sát tuần tra với nhân viên trực tổng đài về đủ loại bạo lực xã hội, tội phạm nguy hiểm vốn đã quá quen thuộc.
Không ai giải quyết nổi tình trạng này.


HAI CON NGƯỜI, HAI “CHUYỆN NHỎ BÉ”
Thế rồi, hai thanh tra cảnh sát là David Gunn và William Bratton được phái đến để làm trong sạch hệ thống tàu điện ngầm của New York, vốn là huyết mạch giao thông của gần 97% người dân thành phố. Chỉ sau một vài năm, tình hình tội phạm ở New York đã tụt giảm nhanh xuống 65%. Hai “chuyện nhỏ bé” là xóa sạch những hình sơn vẽ và đưa nhân viên cảnh sát mặc thường phục có mặt tại các nhà ga… đã làm thay đổi bộ mặt và nét văn hóa của New York.
Trong cuốn sách của mình, Malcolm Gladwell viết rằng lúc bấy giờ có nhiều luật sư làm việc trong khu vực vận tải ngầm đề nghị Gunn không nên quá để ý đến những hình sơn vẽ trên tường, mà nên tập trung vào những vấn đề lớn hơn như các hành vi tội phạm và độ an toàn trên mỗi chuyến xe. Lời khuyên này có vẻ khá hợp lý.
Quan tâm đến những hình sơn vẽ graffiti trong thời điểm toàn bộ hệ thống đã rệu rã, sắp sụp đổ dường như cũng vô ích như cố cọ chùi tất cả bàn ghế trên con tàu Titanic lúc nó đang tiến về tảng băng trôi.
Thế nhưng, Gunn vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Những hình sơn vẽ đó mới là dấu hiệu cho sự sụp đổ của cả hệ thống. Gunn phân tích: khi quyết định xây dựng lại tổ chức cũng như tinh thần làm việc trong hệ thống, anh buộc phải giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại những hình sơn vẽ bẩn thỉu. Nếu anh thất bại thì tất cả những cải tổ trong hệ thống và những biến chuyển vật chất kia sẽ không thể diễn ra được. Gunn soạn ra một cơ cấu quản lý mới và một loạt mục tiêu cụ thể, chính xác, trong đó có điều luật ngăn chặn những can thiệp hậu kỳ, tức là khi chiếc xe đã được phục hồi thì cần phải đảm bảo nó không bị phá hoại thêm lần nữa.
Gunn nói: “Chúng tôi có một gara ở Harlem tại đường 135 nơi đoàn xe đỗ qua đêm. Đêm đầu tiên, bao giờ bọn trẻ cũng tới sơn sườn xe thành màu trắng. Rồi tối hôm tiếp theo, khi phần sơn hôm trước đã khô chúng đến vẽ phác họa. Cuối cùng, đến tối thứ ba, chúng đến tô màu. Đó gọi là công việc trong ba ngày. Chúng tôi biết bọn trẻ đang làm thế lên một trong những chiếc xe “nhem nhuốc”, và những gì chúng tôi làm là chờ cho chúng hoàn thành xong bức họa của mình, sau đấy dùng ống lăn sơn trùm lên tất cả. Bọn nhóc khóc mếu nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục. Đó là một thông điệp cho bọn nhóc: nếu các cậu muốn mất tới ba đêm để làm bẩn một chiếc xe, điều đó cũng được thôi. Nhưng không bao giờ những hình ảnh đó được thấy ánh bình minh đâu”.

Cũng trong thời gian đó, Bratton được mời về làm đội trưởng đội cảnh sát an ninh nhà ga. Trước tình trạng những hành vi phạm tội nghiêm trọng trên toàn bộ hệ thống giao thông ngầm luôn ở mức cao, đáng báo động, Bratton quyết định ra đòn với nạn trốn lậu vé bởi đó “cũng là một dấu hiệu, một hiện tượng nhỏ lẻ của sự vô tổ chức có thể dẫn đến những vụ phạm tội với mức độ nghiêm trọng hơn rất nhiều”.
Theo ước tính, mỗi ngày có đến 170.000 người đi lậu vé trên các tuyến vận tải ngầm. Một phần trong số đó là bọn trẻ vì chúng có thể dễ dàng nhảy qua cổng quay. Số khác thì chỉ cần cúi thấp xuống và rướn người qua phía dưới cổng quay là qua được. Và khi có một, hai hoặc ba người thực hiện được các khóe trốn lậu vé, những hành khách khác – những người có thể không bao giờ nghĩ tới việc vi phạm luật lệ – cũng sẽ hùa theo và viện cớ rằng nếu những người khác không phải trả tiền vé, họ cũng sẽ không trả. Chính vì thế vấn đề phát sinh lên theo cấp số nhân, và càng trở nên nghiêm trọng hơn trước thực tế không dễ gì dẹp bỏ được nạn lậu vé.
Vì số tiền phạt đối với mỗi trường hợp lậu vé chỉ là 1,25 đôla nên các nhân viên cảnh sát nhà ga cho rằng không cần thiết phải tốn thời gian bắt bớ những vụ vi phạm như vậy, đặc biệt khi có nhiều loại tội phạm nghiêm trọng khác đang xảy ra trên sân ga cũng như trên các tuyến tàu.
Ban đêm, Bratton thường lang thang đi tuần khắp các hệ thống giao thông ngầm trong thành phố. Đầu tiên ông chọn ra những nhà ga mà nạn trốn vé là vấn đề trầm trọng nhất, rồi cử mười nhân viên an ninh mặc thường phục ở mỗi khu cổng xoay. Những nhân viên an ninh này sẽ giữ những kẻ trốn lậu vé, từng người từng người một, còng tay và bắt tất cả đứng tập trung tại phòng chờ cho đến khi họ “tóm được đủ số”.
Việc làm này nhằm cảnh báo hành khách rằng lực lượng an ninh nhà ga đang có những biện pháp xử lý kiên quyết với những kẻ trốn vé. Trước đây, các nhân viên an ninh chỉ làm qua loa, lấy lệ với loại vi phạm này bởi vì tính từ lúc bắt giữ, áp giải đến phòng thường trực, khai điền vào giấy tờ cần thiết, rồi lại chờ cho đến khi những giấy tờ này được thông qua cũng phải mất cả một ngày – tất cả chỉ cho một tội nhỏ chỉ đáng phạt một cái bạt tai cảnh cáo. Bratton còn nhất quyết tiến hành việc khám xét những người bị bắt giữ. Và gần như cứ bảy người bị khám xét sẽ có một người đang có lệnh bắt giữ do phạm tội từ trước đó, trong 20 người sẽ có một người mang theo một loại vũ khí nào đó.
Bratton viết lại: “Không bao lâu sau, những hành khách có ý đồ xấu đã khôn ngoan hơn, họ không mang theo vũ khí bên mình nữa và bắt đầu trả tiền vé đầy đủ.
THUYẾT CỬA SỔ VỠ
Giải thích những thay đổi tích cực này, cảnh sát New York hẳn sẽ nói rằng đó là do chính sách của thành phố được cải thiện đáng kể. Những nhà phạm tội học thì quy cho sự thuyên giảm của các hoạt động buôn bán ma túy và tình trạng già đi của dân số. Còn các nhà kinh tế học lại khẳng định rằng đó chính là nhờ những cải cách từng bước của nền kinh tế thành phố trong suốt thập niên 1990.
Ba luận điểm trên là những lời giải thích phổ biến đối với sự tăng giảm của các vấn đề xã hội. Thế nhưng, chúng không giải thích được lý do tại sao tội phạm ở thành phố New York lại giảm nhanh và mạnh hơn bất kỳ nơi nào khác trên lãnh thổ nước Mỹ và tại sao nó lại chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn đến vậy. Malcolm Gladwell đặt vấn đề: “Nói cho cùng, tội phạm ở thành phố New York không giảm từ từ vì nguyên nhân điều kiện sống của người dân được cải thiện từng bước. Nó giảm rất mạnh. Làm sao sự thay đổi của một nhóm chỉ số kinh tế và xã hội lại có thể khiến tỉ lệ tội phạm giết người giảm xuống 2/3 chỉ trong năm năm? Vậy rõ ràng còn có một nhân tố khác nữa đã tham gia đẩy lùi nạn dịch này”.
“Nhân tố khác” ấy, được đặt tên là “Thuyết cửa sổ vỡ”. Lý thuyết này do hai nhà tội phạm học James Q. Willson và George Kelling đưa ra.
Hai ông cho rằng tội phạm là hệ quả tất yếu của sự mất trật tự, vô tổ chức. Nếu một chiếc cửa sổ bị phá hỏng, vỡ vụn mà cứ để vậy không sửa chữa thì những người đi ngang qua sẽ kết luận rằng không ai quan tâm và không ai chịu trách nhiệm trước hiện trạng này. Rồi không lâu sau, nhiều cánh cửa sổ khác sẽ bị đập vỡ, dần dà ý thức về sự vô chủ, hỗn loạn sẽ lan rộng, truyền tải đi dấu hiệu về những gì đang diễn ra. Cũng theo hai ông, trong một thành phố, những vấn đề tương đối nhỏ như sơn vẽ lên tường, gây mất trật tự công cộng và kiểu ăn xin “đểu” đều là những chuyện tương tự như những cánh cửa sổ vỡ, những “tấm vé qua cửa” cho ngày càng nhiều tội ác nghiêm trọng.

Malcolm Gladwell trong The tipping point đã viết: “Đừng nên xem nhẹ những chuyện nhỏ. Chúng có thể tạo nên những biến đổi to lớn”.
Nếu có thể tạo nên những thay đổi cho một thành phố thì “những chuyện nhỏ bé” cũng có thể tạo nên những thay đổi cho một đất nước.
Cuộc sống được tạo thành từ “những chuyện nhỏ bé”. Sự lớn lao sẽ diễn ra nếu ta biết làm những việc nhỏ với một suy nghĩ lớn.
Với cuốn sách The tipping point, năm 2005 Malcolm Gladwell đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Và cuốn sách của ông đã làm thay đổi cách tư duy của rất nhiều người trên thế giới.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Tôi có một ước mơ




Tôi mơ rằng nhiều người có tinh thần cầu nguyện trong cuộc sống, cầu nguyện chung với nhau trong một ý nguyện. Chừng 5 người lập thành một ‘nhóm cầu nguyện’, đầu tiên là nhóm cơ bản, sau đó các thành viên sẽ mở thêm nhóm thứ cấp nếu có nhiều tâm hồn cùng ao ước cầu nguyện chung với nhau. Việc làm thật đơn giản: mỗi sáng nhóm trưởng sẽ nhắn tin cho các thành viên để rồi trong ngày sống, thỉnh thoảng họ nhớ cầu nguyện cho nhau theo ý nguyện chung đó.

Việc nầy thật tốt đẹp, vì Chúa Giêsu đã hứa Ngài sẽ ban ơn xuống khi có nhiều người cùng hiệp ý cầu nguyện, và cũng để đáp lời mời gọi của Giáo Hội dạy các con cái phải biết dùng những phương tiện kỹ thuật hiện đại để làm việc truyền giáo và dọn cho nhau những bữa tiệc thiên đàng. Ý nguyện được gửi qua tin nhắn điện thoại cho các thành viên vào mỗi buổi sáng sẽ là nguồn động viên lớn cho các người thân đang trải qua gian nan cuộc sống. Tôi đã lập được một nhóm cơ bản và xin đăng tải những ‘câu nói hay’ đã góp nhặt được.

Trong tay Chúa, con xin phó thác hồn con.
Thầy đây, đừng sợ.
Bình an cho anh em.
Thiên Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta.
Này Ta ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.
Có Chúa ở cùng tôi, tôi chẳng sợ gì.
Cha các con biết rõ các con cần gì.
Thân trần truồng tôi sinh ra từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó trần truồng. Xin chúc tụng Chúa.
Hãy nhớ mình là bụi tro.
Ta đã yêu con bằng mối tình muôn thuở.
Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Ngài.
Dù cha mẹ bỏ con, Ta chẳng quên con bao giờ.
Chúa khắc tên con trong lòng bàn tay Chúa.
Thiên Chúa là Tình Yêu.
Hãy nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu.
Hãy có tâm tình con thơ để được Chúa thương yêu.
Kìa, Thầy ở đó và Thầy gọi em.
Này Ta đứng ngoài cửa và gõ cửa. Hãy mở cửa lòng cho vua Tình Yêu ngự đến.
Các con là bạn hữu của Thầy.
Nguyện ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Chúa là gia nghiệp đời con.
Chúa là nguồn hạnh phúc của con.
Thầy ở đâu, các con cũng ở đó với Thầy.
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi ban cho họ người Con Một.
Chúa Giêsu yêu loài người đến tột cùng.
Chúa Giêsu đã mặc lấy phận người và chết trên thập giá.
Này con xin đến để thi hành ý Cha.
Can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian.
Mọi đau khổ ta chịu không sánh tầy một chút vinh quang quê trời.
Quê hương chúng ta ở trên trời.
Tôi đã thấy một trời mới đất mới.
Nguồn trợ lực tôi bởi Đức Chúa.
Hãy ký thác đường đời cho Chúa và Ngài sẽ ra tay.
Hồn con mong đợi Chúa, hơn người lính gác mong đợi hừng đông.
Nguyện xin Đức Khôn Ngoan đến và trợ lực con.
Xin chỉ cho con đường đi của Chúa và dạy bảo con nước bước Ngài.
Nào ai am tường tâm tư của Chúa, nào ai biết đường lối của Ngài.

Xin xót thương con, lạy Chúa, vì bên Ngài con đang ẩn náu.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin xót thương con.
Từ vực thẳm, con kêu lên cùng Chúa.
Xin khoan hồng thương con, lạy Chúa, xóa tội con theo lượng hải hà.
Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa.
Ngài đến để phục vụ và lấy máu mình rửa sạch tội lỗi muôn người.
Hồn con khát Chúa trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến tôn nhan.
Tôi biết tôi đã tin vào ai.
Chúa vẽ nét thẳng trên những đường cong.
Trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ.
Tình thương Chúa, đời đời con ca ngợi.
Chúa có một kế hoạch cho mỗi cuộc đời.
Người gọi đến với mình những kẻ Ngài muốn.
Chúa yêu ai thì ban cho họ nên giống Ngài.
Lạy Chúa Chúa muốn con làm gì.
Lạy Chúa con, là tất cả của con.
Lạy Chúa con, lòng thương xót của con.
Lạy Chúa. Chúa biết mọi sự Chúa biết con yêu Chúa.
Hãy dâng những đau đớn vì bệnh tật để cầu cho Giáo hội và các tội nhân.
Chính Chúa đang nâng đỡ tâm hôn tôi.
Chỉ có tình yêu là đáng kể thôi.
Thời gian bệnh là cơ hội hồi tâm và gần Chúa hơn.
Phải sống ơn gọi của mình trong niềm vui.
Chúa làm người để liên đới và cảm thông với mọi người.
Thầy đây, đừng sợ.
Ơn Ta đủ cho con.
Hồn con hướng về Chúa.
Chúa Giêsu Kitô, xin thương xót con.
Lạy Đấng Tình Quân con tôn thờ, con nay thuộc về Chúa.
Chúa Giêsu là tất cả đối với tôi.
Ngay cả giữa khổ đau, Thiên Chúa vẫn đồng hành với ta.
Không có gì tách tôi ra khỏi tình yêu của ĐKT.
Trong mọi thử thách, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến ta.
Cùng đi theo Chúa, sướng vui chan hòa.
Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả chỉ là uổng công.
Xin mở cho con đôi mắt để con thấy tình yêu Chúa khắp nơi.
Cuộc sống ở trần gian là kiếp lữ khách.
Chúng ta chỉ có một chỗ ở vĩnh cửu là quê trời.
Quê trời nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.

Không có ai bị loại trừ khỏi lòng thương xót của Thiên Chúa.
Thiên Chúa luôn đi bước trước để tìm kiếm con người.
Hãy công bố những việc kỳ diệu Chúa đã làm cho ta.
Những lời tạ ơn của ta không thêm gì cho Chúa, nhưng sinh ích cho ta.
Mỗi người đều được mời gọi gặp gỡ Chúa như Phu Quân của cuộc đời mình.
Hãy dành chỗ cho Chúa Giêsu trong cùng thẳm con tim của chúng ta.
Xin cho chúng ta ngày càng say mê Chúa Giêsu hơn, vị Phu Quân của chúng ta.
Chúa thương yêu ta với tình yêu của một người mẹ, trao ban tất cả và luôn chăm sóc.
Tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa” (1 Cr 15,10).
Tự nguồn sung mãn của Chúa, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16)
“Anh em Đã lãnh nhận nhưng không thì phải cho đi nhưng không” (Mt 10,8)
Đừng đưa ra giải pháp cho một vấn đề khó khăn nếu tiên vàn chưa cầu nguyện và suy nghĩ.
"Nguyện xin Chúa chúc lành và gìn giữ anh em!
Chính Thiên Chúa là Đấng luôn đi tìm chúng ta. Và cũng chính Thiên Chúa đến gặp chúng ta
Cảm nhận mình cần được xót thương, là một điều kiện cần thiết để đón nhận lòng thương xót.
Con Thiên Chúa đã làm người để con người trở thành con cái Thiên Chúa.
Thiên Chúa yêu thương chúng ta với tình yêu nhưng không và vô hạn.
Thập giá Chúa Kitô là bằng chứng tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.
“Thiên Chúa đã không tạo dựng nên Ađam vì Ngài cần đến con người, nhưng để có ai đó mà ban các ơn phúc”.
Dung mạo lòng thương xót của Chúa Cha chính là Đức Kitô Giêsu.
Nơi Đức Giêsu Nazareth, lòng thương xót đã trở nên sống động, hữu hình, và đạt đến tột đỉnh.
Lòng thương xót luôn lớn hơn tội lỗi.
không ai có thể đặt giới hạn cho tình yêu tha thứ của Thiên Chúa.
Chúng ta được kêu gọi để sống lòng thương xót, vì lòng thương xót đã được ban cho chúng ta trước.
Chúa dạy chúng ta đừng phán xét cũng đừng lên án, biết tha thứ và sẵn sàng cho đi.
Thánh Gioan Thánh Giá: "Vào lúc cuối đời, chúng ta sẽ chịu phán xét về tình yêu"
“Đối với Thiên Chúa, nén giận thì dễ hơn là rút lại lòng thương xót“.
Lòng thương xót Chúa tồn tại đến muôn đời.
Ngài giận trong giây lát nhưng thương yêu suốt cả đời.
Thiên Chúa không bao giờ biết mệt khi tha thứ, chính chúng ta là kẻ cảm thấy mệt mỏi khi cầu xin lòng thương xót của Người.
Chúa biết con cần Chúa.
"Nếu con nhận ra hồng ân của Thiên Chúa!"
Xin cho con quả tim của Chúa luôn quảng đại và tha thứ.
Xin cho con đừng khép lại nơi chính mình
Tôi có là gì cũng là nhờ ơn Thiên Chúa (1 Cor 15,10)
Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta (1Cor 15,3).
Xin cho con biết lắng nghe và phân biệt phải trái.
Hãy vào nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi một chút.
Xin cho con được khôn ngoan và biết xét đoán.
Xin Chúa hãy phán vì con đang lắng nghe.
Xin CTT ngự đến và biến đổi lòng con.
Thầy ban bình an của Thầy cho các con.
Thiên Chúa có thể hành động cách tốt đẹp từ sự dữ
Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích lợi cho những ai yêu mến Ngài (Rm 8,28)
Chỉ có toàn bộ đức tin Kitô giáo mới có thể trả lời cho câu hỏi tại sao có sự dữ?
Thiên Chúa quan phòng chăm sóc mọi sự cách cụ thể và trực tiếp.
Niềm vui của Chúa là thành trì bảo vệ anh em.
Hãy cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ.
Một mình Chúa là đủ.
Trong bàn tay của Đấng yêu tôi hơn cả chính tôi yêu tôi, trái tim tôi được no thỏa sự an bình.
Thầy không để các con mồ côi.
Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế
Chúa về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp
Anh em hãy đi khắp thế gian loan báo Tin Mừng
Hãy ở lại trong Thầy vì không có Thầy anh em không làm gì được
Sự thánh thiện Kitô giáo cốt ở lòng tín thác để vâng theo ý Chúa.
Lạy Cha, xin tha cho họ
Thiên Chúa lượng định đau khổ theo mức cần thiết cho chúng ta
Thiên Chúa không bao giờ thua lòng quảng đại của con người
Có Chúa là đủ
Thầy về trời để dọn chỗ cho anh em
Người bảo gì, hãy cứ làm theo
Hãy đến với Ta hỡi những người lao nhọc.

Vậy nhé, nếu bạn có hứng khởi lập nhóm cầu nguyện của riêng mình, hãy khởi động ngay đi. Có nhiều điều kỳ diệu sẽ xảy ra, dù trước đây ta không dám mơ và không ngờ, vì Chúa Thánh Thần vẫn không ngừng hoạt động trong Giáo hội và trong các tâm hồn.