Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Căn bệnh thời đại




Trong lãnh vực y học, khi nói về cụm từ trên, người ta thường hiểu đó là căn bệnh HIV-AIDS hoặc là bệnh ung thư, vừa thịnh hành vừa không có thuốc chữa. Tôi muốn dùng cụm từ trên cho một căn bệnh tâm hồn, đó là bệnh ‘mất cảm thức về tội’.

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã từng nói: “Căn bệnh lớn nhất của thời đại chúng ta là mất cảm thức về tội”. Thế nhưng hầu như chúng ta không để ý đến mức độ nguy hiểm của căn bệnh nầy và không có những phương cách đối phó thích hợp. Căn bệnh nầy hoành hành ở phương Tây đã đành mà nay nó đã lây lan sang tận đất nước VN chúng ta, một Giáo hội rất siêng năng đi nhà thờ và nhiều lễ lạy hoành tráng.

Tình trạng ‘ hâm hâm dở dở’ về đời sống đạo ở Tây Phương tương đối dễ hiểu, vì theo các nguồn thông tin cho hay các tín hữu ít đến nhà thờ hằng tuần, họ bị ảnh hưởng nhiều bởi thuyết ‘tương đối về luân lý’: những gì mà đa số công nhận, được quyết định bởi các thùng phiếu và luật pháp thì điều đó là chấp nhận được. Bên cạnh đó, xã hội Tây Phương là một xã hội nặng về hưởng thụ, đề cao tự do cá nhân, nên nhiều thành viên Giáo hội đã sa vào tình trạng ly dị và tái hôn bất hợp pháp. Ở VN chúng ta, hiện tượng thường xảy ra tại một số xứ đạo là tình trạng rước lễ đến 98,98%, và tòa giải tội thì vắng tanh, nếu linh mục có sẵn sàng ngồi tòa thì cũng rất ít người đến, vì người ta quen với việc ‘xưng tội một năm ít là một lần’. Đây không phải là một điều mừng, đừng tưởng đây là một cộng đoàn ‘các thánh sống’, thực ra họ cũng mang những căn bệnh thế kỷ chẳng qua là không chịu đi ‘khám bệnh định kỳ’, nên không biết mình có bệnh: lương tâm vẫn yên ổn, vẫn rước lễ đều đặn. Nhưng kỳ thực, nhiều người trong cộng đoàn vẫn trộm cắp, làm chứng gian, ngồi lê đôi mách, chia rẽ, ích kỷ…

Điều quan trọng là phải có những phương sách để chấn chỉnh sự vô cảm tâm hồn nơi linh mục và giáo dân. Lời sách Khải Huyền: “Ta trách ngươi đã đánh mất tình yêu thuở ban đầu”. Tương quan giữa Giáo hội với Chúa Kitô được sánh ví như tình yêu vợ chồng, phải có sự nồng thắm, tế nhị và nhạy cảm. Người ta thường bảo tâm hồn trẻ em tựa như một tờ giấy trắng, cái gì được viết lên trên đó thì sẽ còn mãi, tốt nhất là cố giữ cho tâm hồn trẻ được trong trắng, đơn sơ và thật thà. Tâm hồn ta cũng vậy, chỉ cần vài năm ‘hâm hâm’ thôi là đã đủ để nó chai lỳ và rất khó để hâm nóng lại. Điều thường xảy ra là các linh mục thường bận rộn với đủ thứ công việc riêng mà coi nhẹ vấn đề ngồi tòa, có vị đã nói với giáo dân rằng ‘ngoài những ngày giờ quy định’ thì đừng ai đến xin xưng tội, thì đến lúc ngài muốn ngồi tòa cũng chẳng có mấy người đến: họ đã khô như ngói cả rồi. Ai cũng nhận mình là kẻ tội lỗi, nhưng muốn kiếm ra tội cụ thể để xưng tội lại là một điều khác: chẳng có tội gì đáng xưng cả! Vấn đề không phải mình đã là thánh sống, nhưng vì lương tâm chai lỳ rồi nên chẳng có gì đáng tội phải xưng cả: tội nặng lâu ngày thành tội nhẹ, tội nhẹ thì chẳng phải xưng. Đúng là một cái vòng luẩn quẩn. Các linh mục phải huấn luyện lại lương tâm cho giáo dân, cầu nguyện cho giáo dân và cổ võ giáo dân đến tòa giải tội để được Chúa Giêsu chữa lành tâm hồn.

Còn nhớ chuyện ngày xưa, các linh mục ít bận rộn chuyện xây cất và chuyện đi đây đi đó, giáo dân sống lơ thơ với chuyện làm ăn, lai rai cả ngày có người lai vãng đến nhà xứ để chuyện trò hoặc xin xưng tội, bất kể sáng trưa chiều tối. Nhưng ngày nay ai cũng bận rộn, giáo dân ai có việc cần mới vào nhà xứ vì sợ phiền các cha, còn chuyện xưng tội thì cấm kỵ rồi: đợi đã, lúc nào rảnh hãy xưng. Và thế là cơ hội ơn thánh đã qua đi. Một người quen sống dơ bẩn thì sẽ không còn thấy khó chịu với sự dơ bẩn là vậy.

Xin Chúa thương xót chúng con. Xin cho chúng con biết chấn chỉnh lại cuộc sống : đừng quá mê mải sự đời mà ngày Chúa đến gọi về với Ngài đến quá bất ngờ. Vì khi cửa tàu Noe đóng lại, lụt hồng thủy ập đến thì tất cả đều mạng vong.

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Tạo vật mới




Khởi đầu mùa vọng, khởi đầu năm phụng vụ mới, mỗi người Kitô hữu được mời gọi tiến về ánh sáng là Chúa Kitô. Thánh Phaolô đưa ra ba tiêu chí phải tránh: Không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, không cãi cọ ghen tương.
Thánh Gioan thì đưa ra những tiêu chí phải tránh khác: đam mê của con mắt, đam mê của xác thịt và lòng kiêu hãnh về của cải. Chúa Giêsu đưa ra rất nhiều lệnh truyền, nhưng tôi thích một câu nói mang tính xã hội của Ngài : “Có thì nói có, không thì nói không, thêm thắt là do ma quỷ”. Còn về người đời thì có quá nhiều câu danh ngôn, nhưng tôi thích một câu rất ngắn: “Hãy sống cho tử tế”: tự trọng, có trách nhiệm về lời nói và hành động của mình, tự chủ và quảng đại.
Hôm nay chúng ta đào sâu hơn một chút về ba tiêu chí phải tránh của Thánh Phaolô:
 -Chè chén say sưa. Tật xấu này đã có từ ngàn xưa và chắc chắn sẽ còn kéo dài mãi. Thượng Đế đã ban cho con người những khoái cảm và những xúc giác đi liền với ngũ quan. Một trong những khoái cảm đó là sự khoái khẩu : ăn uống thấy ngon miệng. Nhưng người ta thường lạm dụng những món quà đó bằng cách kích thích nó quá đáng, bên cạnh đó còn kèm theo sự ích kỷ hưởng thụ mà quên tha nhân. Người ta còn tô vẽ sự chè chén say sưa  như là phong cách của người biết hưởng thụ và của kẻ sành đời. Thật ra sự chè chén say sưa thường đưa con người đến những thói xấu khác như dâm dật, ích kỷ, vô trách nhiệm và mất tư cách, hoang phí thời gian và tiền bạc. Năm 2009, Dmitry Medvedev, tổng thống Nga, đã nói một câu đánh động lương tâm con người: Rượu Vốtca là đại họa của nước Nga, bình quân mỗi người Nga uống 18lít Vôtca/năm. Đất nước VN chúng ta uống bia rượu có tiếng và chính phủ đang tìm cách giảm dần sự chè chén say sưa nầy bằng nhiều cách : truyền thông, phạt nặng các tài xế trong tình trạng có cồn, cai nghiện.
- Chơi bời dâm đãng. Tính dục cũng là một món quà của Thượng Đế giúp con người duy trì nòi giống và diễn tả tình yêu phái tính, nhưng tình dục bị con người làm biến dạng trở thành một tội phạm phổ biến chống lại luật lệ tự nhiên đã được khắc ghi trong lương tâm mỗi người. Trong tuần qua thời sự nóng lên về vụ hàng ngàn bao cao su đã qua sử dụng nổi trắng một số điểm ở hồ Linh Đàm, người ta nói nhiều về cảnh quang môi trường, nhưng khía cạnh khác nổi cộm hơn là vấn đề đạo đức xã hội. Theo sự đồn đoán thì nguồn gốc của số rác này là từ những nhà nghỉ hay khách sạn : những cuộc hưởng lạc bất chính ngoài hôn nhân. Thiên Chúa thấu biết tâm can từng con người và Ngài phải chịu đựng sự sa đọa nầy: Nếu Chúa không thương xót thì chẳng ai còn tồn tại trên đời.

-Sự cãi cọ ghen tương. Hiện tượng nầy trái ngược với giới luật yêu thương mà Chúa đã truyền dạy. Sự chia rẽ là con đẻ của ma quỷ, làm cho tâm hồn con người bất an, huênh hoang tự đắc về bản thân và nuôi dưỡng lòng hận thù. Chúng ta tìm đọc một vài lời khuyên về vấn đề nầy. Thánh Phaolô dạy rằng : Còn những cuộc tranh luận điên rồ, những chuyện gia phả, những vụ cãi cọ, xung đột về Lề Luật, anh hãy tránh xa: những cái đó vô ích và rỗng tuếch (Titô 3,9). Lời Thánh Giacôbê: Thật vậy, ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa (3,16). Sự cãi cọ ghen tương là một minh chứng rằng chúng ta đang sống theo xác thịt, chưa bước theo Thần Khí.


Cuộc đời con người từ khi sinh ra đến lúc nhắm mắt lìa đời xét cho cùng là một quá trình đi tìm chân lý và tìm lẽ sống cho cuộc đời. Điểm cốt lõi của nhân sinh quan là trả lời được câu hỏi ‘có Thiên Chúa hay không và tầm mức hoạt động của Ngài đến đâu trong vũ trụ nầy’. Những người trẻ thường hời hợt với tôn giáo vì chúng bị bạn bè và xã hội nhồi nhét vào não thuyết duy lý và duy vật, trong lúc vốn giáo lý của người trẻ cũng bị hạn chế; càng tiến về lúc xế bóng của cuộc đời người ta lại càng nhận ra: Chúa là cùng đích của cuộc đời, cuộc sống trần thế chỉ có ý nghĩa khi nó là bước chuẩn bị tốt đẹp cho cuộc sống mai sau. Mỗi ngày sống qua đi, mỗi người hãy quyết tâm thuộc trọn về Chúa hơn.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Cái dằm




Thánh Phaolô nói đến một từ ngữ rất hay: cái dằm. “Và để tôi khỏi tự cao tự đại vì những mặc khải phi thường tôi đã nhận được, thân xác tôi như đã bị một cái dằm đâm vào, một thủ hạ của Xa-tan được sai đến vả mặt tôi, để tôi khỏi tự cao tự đại (2Cor 12,7). Người ta đoán là Thánh Phaolô bị một căn bệnh nào đó nơi thân xác hoặc một điều sỉ nhục nào đó phải chịu.
Có một câu chuyện kể về một cô ca sĩ trẻ, mới 30 tuổi mà đã thành công tột bậc... Sau một đêm diễn, mọi người tụ họp lại và khen ngợi cô là người qúa thành công, chồng cô là một người mẫu mực và đứa con cao lớn của cô rất đẹp trai… Cô nghe tất cả và sau đó trả lời mọi người: “Thượng Đế không cho ai quá nhiều, gia đình cô cũng có những nỗi khổ, vì đứa con trai đây bị câm và một đứa khác đang bị nhốt ở nhà vì bệnh tâm thần. Thượng Đế rất công bằng , ngài không cho ai quá ít, cũng không cho ai quá nhiều. Vì thế, đừng nên chỉ nhìn thấy hoặc ngưỡng mộ những thứ người khác có, mà nên nghĩ và trân trọng những thứ bạn đang có, cho dù đó không phải là những vinh quang tột đỉnh” (internet).

Rất nhiều những vị thánh lớn trong Giáo hội là những vị thánh trẻ, ta có thể kể đến Thánh Têrêxa Hài Đồng, Thánh Dominicô Saviô. Rất nhiều nhà bác học để lại những công trình vĩ đại mà tuổi đời cũng rất ngắn. Có lúc ta tự nghĩ Chúa chẳng biết tính toán gì cả, những vị ấy mà sống thọ một chút thì Giáo hội và xã hội được nhờ biết mấy; trong lúc nhiều người sống lây lất mãi trong bệnh tật thì giống như đã ‘lọt sổ’ rồi thì phải. Mà khi đương thời, các Thánh thường trải qua những đêm tối đức tin và bị bỏ vạ cáo gian, đó là những cái dằm để các Ngài khỏi phải hư đi và thêm xinh đẹp. 

Tất cả là một mầu nhiệm của cuộc sống. Chúa ban cho mỗi người những nén bạc khác nhau, với lệnh truyền hãy làm lợi những nén bạc đó: tài năng, thời gian, sức khỏe, tiền bạc, sự an bình. Trong phiên xét xử điển hình ở thế giới mai sau (Mt 25), Chúa không so sánh chỗ ngồi cao thấp, tất cả đều kết bằng một câu: “Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng vui mừng của chủ ngươi”. Hai tiêu chí được đưa ra ở cuộc phán xét là thái độ trung tín với bổn phận và cách đối xử với tha nhân. Cuộc sống của mỗi người đều có những cái dằm tự dưng xảy đến cho bản thân và gia đình. Những nỗi khổ tâm và những gian lao đó được ví như lửa Chúa dùng để trui luyện đức tin của ta nên tinh tuyền. Cụ Phan Bội Châu có câu nói trứ danh: “Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả, anh hùng hào kiệt có hơn ai”. Khi gặp những điều khó chịu trong cuộc sống, hãy nghĩ đến ‘cái dằm’, xin Chúa giúp mình khiêm tốn chấp nhận và hãy nghe tiếng Chúa thì thầm: “Ơn Ta đủ cho ngươi”.

Mùa vọng là mùa chờ đợi và cả cuộc sống trần gian là mùa tỉnh thức sẵn sàng cho cuộc gặp gỡ Đức Kitô. Giáo hội luôn tin rằng cuộc trở lại của Chúa Kitô là điều chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng vì đời người ngắn ngủi nên việc Chúa Giêsu trở lại đem từng người đi là điều thường xảy ra trước. Thời Giáo hội sơ khai, các tín hữu nghĩ rằng việc Chúa trở lại sắp xảy ra, nên nhiều người ăn không ngồi rồi, không chịu làm việc, và trong những thế kỷ gần đây người ta cứ đồn đoán về ngày tận thế. Chúng ta đừng quan tâm về những tin tức nhảm đó, điều quan trọng là hãy tỉnh thức chờ đón Chúa đến với từng người, vì vào lúc ta không ngờ thì Ngài sẽ đến.

Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

VƯƠNG QUỐC GIÊSU




Cách đây 2000 năm, đất nước Do Thái đang chịu sự đô hộ của đế quốc Roma, không có tự do quyết định vận mệnh của mình và phải nộp thuế cho mẫu quốc. Người ta mong chờ đấng cứu thế đến để giải phóng họ khỏi ách nô lệ ngoại bang. Thế mà ‘vua người Do Thái’ lại hiện thân trong một hài nhi bé nhỏ nơi hang bò lừa và một phạm nhân chịu án tử hình thập giá.

Đó là một nghịch lý, và người Do Thái không muốn chấp nhận một vị vua như thế. Khi các đạo sĩ đến Bêlem và đặt câu hỏi: “Vua người Do Thái mới sinh hiện đang ở đâu, chúng tôi đã nhìn thấy ngôi sao của Người xuất  hiện ở phương đông và chúng tôi tìm đến thờ lạy Người ?”. Nghe đến đó thì toàn dân Giêrusalem bối rối, họ tra cứu Kinh Thánh, và vua Hêrôđê đã ra lệnh giết các trẻ ở Bêlem từ 2 tuổi trở xuống. Trên thập giá Đức Giêsu, ông Philatô cho treo tấm bảng ghi rằng: “Giêsu Nagiaret, vua người Do Thái” (INRI). Nhiều người khó chịu về tấm bảng này, đã gặp Philatô xin ông sửa lại tấm bảng rằng ‘người nầy đã xưng mình là vua dân Do Thái’, nhưng quan không chịu.
Các đạo sĩ phương đông và quan Philatô là những người ngoại, nhưng lời họ thốt ra “vua người Do Thái” như một lời tiên tri về một sự thật : Chúa Giêsu là vua của người Do Thái và của vũ trụ. Chúa Giêsu đã thực hiện cách hoàn hảo công trình cứu chuộc, nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.

Các Kitô hữu không còn nghi ngờ về vương quyền của Chúa Giêsu, nhưng để trở thành những con dân của vương quốc nầy, chấp nhận luận lý của thập giá và của yêu thương thì không dễ tí nào, vì nó trái ngược với luận lý của trần gian nầy:  Các vua chúa trần gian nầy tích góp của cải, quyền lực, hưởng thụ ; nhưng vua Giêsu lại tự hạ trở nên nhỏ bé, nghèo hèn, tha thứ, chờ đợi, nhịn nhục, trần trụi và hiến thân mình vì nhân loại. Trong cuộc sống thường ngày, ta dễ mất niềm tin khi chứng kiến sự độc ác vô đạo, nhất là người đó lại là tín hữu Kitô, hãy cầu xin vua Giêsu thêm niềm tin cho mình. Chúa dạy ta hãy khôn ngoan như con rắn và hiền lành như chim câu. Và Chúa còn nói rõ ràng về cách hành xử của người con cái Chúa : hãy yêu thương kẻ thù; hãy làm điều tốt cho kẻ ghét ta ; chúc lành cho kẻ nguyền rủa ta ; cầu nguyện cho kẻ bạc đãi ta (Lc 6. 27-28). Chúng ta vừa trải qua năm thánh lòng thương xót (merciful), nghe đến  nhàm tai hai chữ ‘thương xót’, vậy hãy dùng từ khác dễ hiểu hơn :  nhân ái, thương người.


Quy luật ứng xử của người con cái Chúa phải là lòng nhân ái, đức yêu thương. Đức yêu thương là dây ràng buộc mọi điều hoàn thiện : không gây gương mù gương xấu, không được nuôi lòng oán thù và coi kẻ khác hơn mình, sống hiền lành và khiêm tốn. Để sống được như thế, Chúa Giêsu mời gọi ta “Hỡi những kẻ lao đao vất vả, hãy đến với Ta và hãy học với Ta vì Ta có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28-29)

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Cầu nguyện




Có một người bạn gửi tin nhắn nhờ tôi giúp họ biết cách cầu nguyện thế nào để họ cảm thấy được sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời. Tôi nghĩ đây là một điều khó, và cố gắng soạn ra vài kiến thức đơn giản để giúp người bạn nầy đi được một vài bước trong đời sống cầu nguyện
 Cầu nguyện là việc thiết yếu của đời sống. Chúa dạy ta phải cầu nguyện luôn kẻo sa chước cám dỗ. Chính Chúa Giêsu đã luôn giữ mối liên lạc với Chúa Cha bằng những giây phút dành riêng cho việc cầu nguyện và ngay cả trong suốt ngày sống.
 Cầu nguyện thế nào. Các môn đệ đã từng xin Chúa Giêsu dạy cho cách cầu nguyện và Chúa đã dạy cách cầu nguyện như kinh Lạy Cha. Nhưng kinh Lạy Cha muốn nói lên ý hướng và tâm tình khi cầu nguyện, chứ không hẳn là Chúa Giêsu bảo cứ đọc đi đọc lại kinh đó trong những giờ cầu nguyện.
 Cầu nguyện là việc làm do Chúa Thánh Linh thúc đẩy. Ngài như gió muốn thổi cách nào tùy ý, nên có thể nói cách cầu nguyện của mỗi người không ai giống ai, và hãy trực tiếp xin Chúa Thánh Thần dạy cho cách cầu nguyện. Chúng ta có đọc sách hay tìm thầy để học cách cầu nguyện thì đó cũng chỉ là tham khảo, rồi mỗi người sẽ tìm được cách phù hợp cho riêng mình. Người VN mình cứ nghĩ cầu nguyện là đọc kinh, đọc càng nhiều kinh thì càng tốt, nhưng nhiều khi miệng đọc mà tâm không suy, đọc xong giờ kinh mà thấy lòng trống vắng.

Thực ra kinh được soạn ra để dùng trong những lần cộng đoàn tụ họp và những kinh đó cũng là một cách tổng hợp giáo lý để giúp mọi người cùng cầu nguyện và cùng tuyên xưng niềm tin vào Chúa, vào các Thánh. Tôi nghĩ chỉ có kinh Mân Côi và kinh Thần Vụ là buộc phải đọc đầy đủ, còn những kinh khác chỉ là một cách giúp tín hữu cầu nguyện chứ không buộc đọc. Một thực trạng là nhiều người trẻ không thích đọc kinh dài dòng, nhưng họ cũng chẳng biết đến cách cầu nguyện phù hợp với tâm hồn mình.
Cầu nguyện là thưa chuyện với Chúa, là việc tiếp xúc của hai tâm hồn, như con nói chuyện với Cha, như hai người bạn gặp nhau, người này nói người kia nghe và kết quả là hai tâm hồn liên kết chặt chẽ với nhau. Chuyện kể rằng có vị Giám Mục nọ đến kinh lý một xứ đạo miền quê, Ngài nghe biết trong giáo xứ có một bà nhà quê rất đạo đức và chuyên chăm cầu nguyện. Vị Giám Mục đến thăm bà và hỏi cho biết sự tình. Bà già đó kể rằng : “con không biết chữ nên không thể cầu nguyện được như các cha, hằng ngày con chỉ biết dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện, nhưng con rất buồn là hầu như con không bao giờ đọc hết kinh được. Cứ mỗi lần đọc được câu ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời’ là nước mắt con đã giàn giụa vì mình chỉ là thụ tạo hèn yếu mà lại được gọi Thiên Chúa là cha mình. Đức Giám Mục nghe đến đó thì hiểu được lòng đạo đức sâu xa của bà nên nói với bà là cứ duy trì cách cầu nguyện như thế là đủ rồi.

Để cầu nguyện liên lỷ trong suốt ngày sống là một điều khó, vì ta còn phải làm việc suốt ngày và còn gặp gỡ anh em. Nhưng hãy thánh hóa ngày sống bằng những giờ cầu nguyện cố định trong ngày và dùng những lời nguyện tắt để kết hợp với Chúa khi ta nhớ đến Ngài, thêm vào đó là ta sống tốt giây phút hiện tại với ý hướng ‘luôn tìm kiếm ý Chúa’, sống dưới con mắt Chúa.
Những lời nguyện tắt thông dụng được ví như hơi thở của linh hồn hướng về Chúa (ngợi ca, tạ ơn, phó thác, yêu mến, hiến dâng, xin lỗi) :
Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa.
Lạy Chúa, con phó thác đời con cho Chúa.
Lạy Cha chúng con ở trên trời.
Này con xin đến để thi hành ý Chúa.
Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội.
Nói tóm lại, có thể một câu Kinh Thánh ngắn gọn, lời một bài thánh ca, một câu của một kinh quen thuộc… tự nhiên vụt đến trong lòng với một niềm cảm mến sâu xa. Nhiều khi ta đang lái xe trên đường hay lao động một mình, thì lời một bài hát vụt đến làm hồn cảm mến sốt sắng còn hơn một giờ kinh quen thuộc, đó là hoạt động của Thánh Thần vậy.
Ai đó đã từng nói về niềm tin : “Một là tin tất cả, hai là không tin gì cả”. Người có đức tin vững mạnh thì tin rằng Thiên Chúa hiện hữu và quan phòng mọi sự trong cuộc đời mình, còn kẻ không có đức tin thì cho rằng mọi sự đều tự nhiên. Đức tin được ví như ngọn lửa, hằng ngày phải được nâng niu nuôi dưỡng bằng  nhiều cách : Đọc và suy gẫm Lời Chúa, tìm hiểu thêm giáo lý bằng những sách thiêng liêng, tham dự phụng vụ để lãnh nhận ơn Chúa, cầu nguyện tắt, những giây phút tĩnh tâm trong ngày, lần hạt.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

Hài hòa





Chuyện kể rằng : Có một vị tu sĩ trẻ xin vào tu trong một ngôi chùa. Sư trụ trì giao cho cậu xây một bức tường trong khuôn viên tu viện. Cậu ta làm việc rất chăm chỉ và cẩn thận, ấy vậy mà vẫn có mấy viên gạch ngay giữa bức tường không được ngay ngắn như ý muốn. Từ đó về sau, khi dẫn khách đi tham quan vãn cảnh chùa, cậu ta tránh không đưa khách đến đó. Và dĩ nhiên đời cậu cũng mất đi một phần hạnh phúc vì bị nỗi ám ảnh dày vò.

Khi ngắm một vườn hoa, nếu không để ý đến tiểu tiết và cách bố trí của nghệ nhân thì ta không thấy vẻ đẹp của vườn hoa ấy, nhưng nếu chỉ để ý đến tiểu tiết mà không để cho cảm xúc được dâng trào vì vẻ đẹp tự nhiên của cảnh vật thì sự thưởng thức cũng chưa trọn vẹn.
Khi ngắm nhìn một cô gái, thưởng thức vẻ đẹp của khuôn mặt và hình dáng, cách phục trang và cư xử thì ta cảm thấy cô gái có một sức thu hút kỳ lạ. Nhưng nếu ta suy nghĩ thêm rằng : ẩn chứa sau nét tươi trẻ, còn có vô số những tư tưởng kỳ lạ và lời nói cũng như hành động không mấy thanh cao tốt đẹp, vô số bệnh tật… thì tự nhiên ta thấy cô gái ấy cũng thường thôi, không còn sức thu hút như lúc nãy.
Khi ta nghĩ về bản thân, nếu dừng lại quá lâu ở những khuyết điểm tinh thần và thể chất thì ta sẽ thấy đời mình thật nặng nề, nhưng nếu ta chỉ nghĩ đến những thắng lợi và ưu điểm mà gạt phăng hết mọi suy nghĩ của tha nhân về ta thì bản thân ta trở nên người lố bịch đến nực cười.
Khi nghĩ về một người bạn, ta thường chỉ nghĩ đến những điều làm phật ý ta mà quên hết cả một quá khứ đầy những tình cảm thân thương mà bạn dành cho ta, và thế là giữa những người bạn đã có những bức tường ngăn cách.

Ai đó đã từng khuyên:
“Muốn sống hạnh phúc, hãy đếm những niềm vui, đừng đếm những nỗi buồn.
Hãy đếm những người bạn, đừng đếm những kẻ thù”. Vì tự nhiên ta dễ chìm trong nỗi buồn và dễ nhìn thấy khuyết điểm tha nhân. Khi mình buồn, hãy phân tích xem vì chuyện gì và đừng để nỗi buồn chán lây lan đến những lãnh vực khác của cuộc sống. Khi mình phẫn nộ (trong suy nghĩ) với anh em, hãy nghĩ lại xem hình như mình đang quá bất công với tha nhân.

Con người cần ánh sáng mặt trời để hoạt động nhưng cũng cần bóng tối của màn đêm để nghỉ ngơi an bình.Cuộc đời và tha nhân quanh ta có vẻ đẹp và bóng tối đan xen tựa lúa và cỏ lùng cùng chung sống mãi cho đến ngày tận thế. Nếu ta cứ mải nhìn vào mặt tối của cuộc sống thì dễ mất đi niềm tin và hy vọng là sức sống để vươn tới tương lai. Nhưng nếu ta chỉ nhìn thấy vẻ hào nhoáng của cuộc đời thì ta sẽ trở nên trò cười cho thiên hạ. Để sống hạnh phúc và vững tin vào Chúa, phải biết nhìn về bản thân, tha nhân và cuộc đời một cách hài hòa : có tốt mà cũng có xấu.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Tại sao Giáo Hội bị ghét ?



Cuộc bầu cử ở Mỹ đã kết thúc và ông Donald Trump đã đắc cử. Điều đáng nói ở đây là cử tri Công Giáo Mỹ rất khó khăn trong cuộc bầu cử 2016 nầy vì cả 2 vị đều bác bỏ những giá trị đạo đức của Giáo hội Công giáo cách này cách khác. Theo thống kê cho biết, kể từ năm 1972 tới nay, ứng cử viên nào được người Công giáo bầu chọn thì đều đắc cử, trừ trường hợp Al Gore (Zenit 9.10.2016). Và theo tin tức VTV cho biết ông Donald Trump đã cưới người vợ thứ 3 từ 2005…

Để hiểu được lý do tại sao Chúa Giêsu và Giáo hội của Ngài ở trần gian luôn bị ghét bỏ và bắt bớ cho đến tận thế, xin trích bài viết của FultonSheen

Tại sao Giáo Hội bị ghét?


Tôi hân hạnh thuộc về một Giáo Hội người ta ghét. Đã hẳn, kẻ nhận biết bản tính thần linh của Giáo Hội thì yêu Giáo Hội.
Nhưng, kẻ tưởng Giáo Hội là lỗi thời, lạc hậu, dị đoan, ma thuật thì ghét Giáo Hội. Kẻ chịu ơn thiêng liêng của Giáo Hội, thì mến Người như Mẹ vậy. Các kẻ khác thì xua đuổi Người, hoặc ít là làm ngơ vậy. Các môn phái chia rẽ nhau về nhiều điều, nhưng hợp nhau trong sự coi Giáo Hội là kẻ thù chung.
Thế gian đối xử với Giáo Hội y hệt như đã đối xử với Đức KiTô. Ngài cũng được yêu mến, nhưng cũng bị ghét bỏ. Không có ai được quí trọng như Ngài, nhưng cũng không có ai bị khinh dể như Ngài.
Ta hãy nói về sự yêu ghét đối với Đức Kitô, rồi sẽ nói về sự yêu ghét đối với Giáo Hội.
Trong cuộc đời Chúa chúng ta, sự yêu và sự ghét đã tỏ lộ cách mãnh liệt, hơn bất cứ trong cuộc đời người nào khác. Ngài báo trước mình sẽ được yêu mến cũng như bị ghét dơ. Ngài nói người ta sẽ thờ phượng Ngài cũng như sẽ khinh dể Ngài. Ngài sẽ được yêu mến nhiệt tình và bị ghét dơ cực độ. Ngài bảo cho biết cuộc song đấu ấy sẽ kéo dài cho đến ngày thế mạt ; người ta sẽ dựng cho Ngài một cây thập giá, nhưng treo trên đó rồi, Ngài sẽ kéo những tấm lòng yêu mến lên với Trái Tim đầy bác ái của Ngài : “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo mọi sự lên cùng Tôi ”
Ngài bảo người ta sẽ mến Ngài hơn cha mẹ yêu con cái, hơn con cái yêu cha mẹ. Như thế không có nghĩa là cha mẹ thôi yêu con cái, hoặc con cái thôi yêu cha mẹ. Nhưng có nghĩa là họ phải yêu nhau trong Ngài. Ngài không bảo ta phải bớt lòng yêu nhau, nhưng chỉ bảo phải mến Ngài trên hết. Như vậy, chẳng hợp lý sao ? Nào toàn thể chẳng hơn cá phần ? Ngọn lửa chẳng hơn tia sáng ? Vòng tròn chẳng hơn cánh cung ? Đền thờ chẳng hơn cây cột ? Đấng Tạo Hóa chẳng hơn các tạo vật ? Thiên Chúa chẳng đáng mến hơn mọi người sao ?

Hãy đi ngược dòng lịch sử, xem có người nào khi đã chết, còn được người ta yêu mến đến mức tế tự, cầu đảo chăng ? Trong mọi thời đại, Thánh Giá Chúa Giêsu vẫn thấm đầm nước mắt tình yêu… Các thế hệ đã hăm hở chạy đến cùng Cây Thánh Gía, và tuyên xưng như Thánh Phaolô xưa : “ Ai sẽ tách biệt chúng tôi ra khỏi tình yêu Đức Kitô ? Tôi tin rằng dù sự sống hay sự chết, dù Thiên thần, lãnh thần hay quyền thần ; dù tương lai hay sức mạnh ; dù sự cao sâu hay bất cứ sự vật nào, có sức tách biệt chúng tôi ra khỏi tình yêu Đức Giêsu Kitô Chúa chúng tôi ! ”
Điều ấy, Napoléon đã nhận ra, như các bậc vĩ nhân trước ông đã từng chân nhận. Trong cảnh cô đơn tại đảo Hélène, ông suy nghĩ về sự phù du đời mình cũng như đời Vua Louis XIV, khi ông viết “ Đại đế này chết đã từ lâu, quần thần bỏ mặc, có khi còn bị khinh rẻ, nay nằm to vo một mình trong lăng mộ. Ông không còn là chủ tể của họ nữa. Chỉ còn là cái thây trong quan tài. Đó cũng là số phận của tôi. Chẳng bao lâu nữa, sắp tới nơi rồi. Thật xa cách nghìn trùng, giữa số phận khốn khổ của tôi so với Vương Quyền Chúa Giêsu hằng được cao rao, yêu mến, tôn thờ khắp vũ trụ”.
Hoặc bạn có muốn thêm chứng cứ nữa chăng? Thì hãy đặt tay lên ngực mấy người quen rước lễ hằng ngày, tất sẽ thấy ngọn lửa tình yêu Chúa Giê Su nhóm lên tại đó. Hãy đến gõ cửa các Dòng nữ ẩn tu, như Dòng Cát Minh, Dòng Clara, để hỏi : “Tại sao các Chị vào Dòng, có phải vì thất tình chăng?” Lập tức các Chị trả lời : “Không, tôi vào đây không phải vì thất tình. Tôi chưa bao giờ thất bại về tình yêu. Mối tình đầu, cũng là mối tình duy nhất của tôi, đó là lòng kính mến Thiên Chúa, là Chúa của tôi.”
Tưởng không cần thêm chứng cứ nào nữa.

Chính sự khát khao một tình yêu toàn hảo, là cái dẫn ta đến Đấng đã dựng nên ta vì Ngài, và thiếu Ngài ta không thể hạnh phúc được. Ngài đã tìm kiếm trái tim hèn yếu của ta. Khác tất cả các trái tim đã từng sống động, Thánh Tâm Ngài đã được yêu mến trên hết mọi sự, hơn cả sự sống nữa. Ta có thể theo văn hào Pascal mà kết luận: “Chúa Giêsu đã muốn được người ta yêu mến. Ngài đã đạt, vậy Ngài là Thiên Chúa.”
Bây giờ, ta xét mặt khác về cuộc đời Chúa Giêsu: chính sự người ta ghét Ngài cũng minh chứng Ngài là Thiên Chúa.
Ngài nói Ngài sẽ bị thế gian ghét bỏ cho đến ngày tận thế. Thế gian đây, phải hiểu là tinh thần thế tục, mâu thuẫn với tinh thần Phúc Âm.
Hãy nhớ lại các giai đoạn đời sống của Chúa. Ngài vừa sinh ra được bốn mươi ngày, Cụ già đáng kính Simêon đã nói với Đức Mẹ rằng Ngài sẽ là dấu hiệu gây sự chống đối. Điều ấy, Thánh Gioan sẽ diễn tả sau này: “Ngài đã đến trong thế gian, nhưng thế gian không tiếp nhận.” Ngài chưa được hai tuổi, thì quân lính Vua Hêrôđê tuốt gươm hạ sát các Anh Hài vô tội, mà không hạ sát được Ngài. Đến tuổi trưởng thành, trước khi chịu nạn, Ngài nhìn thăm thẳm về những thế hệ tương lai, mà tiên báo là thế gian sẽ ghét Ngài. Mối thù ghét ấy theo sát bản thân Ngài, đến nỗi tất cả những kẻ yêu mến Ngài, cũng sẽ bị thế gian ghét bỏ nữa.
Ngài nói: “Nếu thế gian ghét các con, thì hãy biết rằng, nó đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian thì thế gian đã yêu các con như kẻ thuộc về nó. Nhưng vì các con không thuộc về thế gian, và Thầy đã kéo các con ra khỏi thế gian, nên nó ghét các con. Hãy nhớ lời Thầy bảo các con: đầy tớ không hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, thì cũng sẽ bắt bớ các con….Họ sẽ làm mọi điều ấy vì cớ danh Thầy, bởi họ không biết Đấng đã sai Thầy.”
Vậy, Ngài sẽ bị người ta thù ghét. Thật là một lời tiên tri kỳ dị!

Ngài đã làm gì nên tội chứ?
Ngài hiền hoà, khiêm nhượng hết lòng. Ngài hiến mạng để cứu dộ muôn dân. Phúc Âm của Ngài rao giảng sự thương yêu, đối với cả kẻ thù. Lúc hấp hối, Ngài tuyên bố tha thứ cho những kẻ giết hại Ngài. Người ta đã ghét Ngài vô cớ, như Ngài đã nói trước. Ngài chữa các thương tật, lại bị đả thương. Ngài cho kẻ chết sống lại, lại bị giết chết. Ngài cải ác khuyến thiện,mà lại bị đóng đinh thập giá. Ngài đem sự sống thần linh hoà giải loài người, mà bị kẻ thù hạ sát vũ nhục.
Còn những kẻ yêu mến Ngài, tại sao cũng bị ghét nữa?
Họ phải sống nghèo như Ngài đã sống nghèo.Họ ước ao nên hoàn thiện như Cha trên trời, và khiêm nhượng như Chúa Giêsu, là Đấng đã rửa chân cho họ. Họ vui mừng khi bị bách hại. Họ chúc phúc cho người trù rủa. Lời trù rủa ấy dường như chứng minh cho sự lương hảo của họ. Bùn nhơ kẻ xấu ném họ, dường như lại công nhận họ là người trong sạch.
Một đời sống như thế, một giáo lý như vậy, thật không có gì là đáng ghét.
Vậy phải tìm lý do sự ghét dai dẳng ấy ở nơi khác.

Có kẻ cho Chúa Giêsu là phỉnh gạt, và Phúc Âm là gian dối. Nếu quả như thế, thì chúng tôi đã lầm, và kẻ kia có lý. Nếu sự ghét Chúa là chính đáng, thì nó phải canh tân xứ sở, cải hoá nhân tâm, làm nên những điều vĩ đại. Thành tích mỹ hảo của nó ở đâu? Nó đã giải thoát dân nào khỏi đồi phong bại tục? Nó đã khích lệ , an ủi được bao nhiêu tâm hồn? Đâu là nữ tu bác ái, nữ tu người nghèo của nó? Sự ghét Chúa có sản sinh anh hùng tuẫn nghĩa, thiếu nữ đồng trinh, gia đình hạnh phúc chăng?!!
Có biết bao người chết sầu não, bao linh hồn đói Bánh Trường Sinh, bao linh hồn tội lỗi cầu ơn tha thứ. Sự ghét Chúa có đem lại sự an ủi, nhân ái, an bình chăng?
KHÔNG.
Người ta gán cho Chúa Giêsu sự lừa gạt để ghét Ngài. Nhưng đó chưa phải là cội gốc đâu. Trải qua các thời đại, đã có quá nhiều nhà trí thức nghiên cứu về Đức Kitô và thờ lạy Ngài; nên không thể chấp nhận Ngài là kẻ lường gạt được.
Vậy giải thích sự hiềm khích kia thế nào?
Phải tìm lý do trong một đức tính, mà chỉ một mình Ngài sở đắc. Chưa hề có người nào bị ghét cay ghét đắng cho bằng Chúa Giêsu. Chưa có Vị Giáo Tổ nào báo trước mình sẽ bị ghét, và thực tế đã bị ghét bỏ. Người ta không ghét Đức Phật, Đức Khổng hay Ông Mahômet. Một ít người bị ghét lúc sinh thời như Neron, Hốt Tất Liệt, hay Bismark. Nhưng ngày nay, còn có ai nghĩ đến ghét họ nữa!
Chẳng còn ai đe, xúc phạm mộ Neron. Cũng chẳng còn ai sỉ mạ Bismark nữa. Họ chết là hết bị ghét. Cả Hoàng Đế nước Đức, sau thế chiến thứ nhất, bị nhân dân và thế giới vũ nhục, nay cũng không còn ai ghét nữa.
Sự thù ghét đối với mọi người đã tiêu tan, mà sao đối với Chúa Giêsu vẫn tồn tại? Đâu là lý do?
Vậy, căn nguyên sự ghét là gì?
Đó là những cái ngăn cản thị dục người ta.
Tại sao người ta ghét Neron khi Ông còn sống? Là vì sự phóng dật của Nhà Vua, ngăn cản dân Rôma thiết lập nền công bằng xã hội. Nay sự phóng dật ấy đã nát trong mồ, nên không ai ghét nhà Vua nữa.
Chẳng còn ai ghét, ai khinh Tibère, Domitien, Ivan và Nestorius nữa. Bởi vì không còn ai là những chướng ngại vật.
Nhưng về Chúa Giêsu thì khác hẳn.
Hai mươi thế kỷ đã qua, sự ghét Ngài vẫn chưa nguôi. Lý do: vì Ngài còn là một chướng ngại vật làm cản trở tội lỗi, tính ích kỷ, thuyết vô thần và tinh thần thế tục.
Tinh thần Đức Kitô còn tiếp tục hoạt đông nơi những kẻ mến Ngài.
Ngài phản đối các dân không muốn nhìn nhận Thên Chúa.
Ngài quở trách kẻ ơ hờ bỏ việc cầu nguyện, kẻ tội lỗi không chịu sửa mình.
Ngài là Đấng Thiên Chúa, không chịu xuống khỏi thập giá, để được hoan hô nhất thời.
Ngài là tiếng nói thúc giục những tâm hồn bất an, từ bỏ tinh thần thế tục, để thủ đắc sự tự do của con cái Thiên Chúa.
Đức Kitô còn, thì sự thù ghét Ngài vẫn còn.
Nếu Ngài còn mãi, sống mãi, thì Ngài phải là Thiên Chúa.
Vì thế, môn đệ của Ngài còn bị bách hại, bao lâu tinh thần thế tục chưa bị tiêu trừ.Nhưng khi tinh thần ấy bị tiêu trừ thì chúng ta toàn thắng.
“Trong thế gian, các con sẽ đau khổ, nhưng hãy trông cậy, vì Thầy đã thắng thế gian.”
Đó là lý do Giáo Hội bị người ta ghét.
Chúa chúng ta được yêu mến nồng nhiệt và ghét dơ dữ dội, vì Ngài là Thiên Chúa. Người ta ghét Ngài, là bởi người ta ghét tình yêu tuyệt vời của Thiên Chúa. Giáo Hội là tổ chức thông ban sự sống của Thiên Chúa, nên mới bị thù ghét đến như vậy.
………….
Thời nay, nếu Bạn muốn gặp Chúa Giêsu, xin hãy tìm đến Giáo Hội, và Giáo Hội không chịu thích nghi với thế gian đâu.
Hãy tìm đến Giáo Hội mà thế gian ghét bỏ như nó ghét bỏ Chúa Giêsu. Giáo Hội bị tố cáo là lạc hậu như Chúa Giêsu bị tố cáo là vô học.
Hãy tìm đến Giáo Hội mặc dù Giáo Hôi bị khinh khi, vì giáo dân không có địa vị cao trong xã hội. Như người xưa đã chế nhạo Chúa Giêsu, vì là người Nazaret.
Hãy tìm đến Giáo Hội, mặc dù Giáo Hội bị tố cáo là quỷ ám, cũng như Chúa Giêsu bị tố cáo là đồ đệ của quỷ vương.
Có kẻ cuồng tín, chủ trương phải nhân danh Thiên Chúa mà huỷ Giáo Hội đi; cũng như xưa kẻ đóng đanh Chúa Giêsu tưởng làm như vậy là phụng sự Thiên Chúa.
Thế gian chối bỏ Giáo Hội khi Giáo Hội công bố mình bất khả ngộ, cũng như Philatô chối bỏ Chúa Giêsu, khi Ngài tuyên bố Mình là Chân Lý. Thế gian xua đuổi Giáo Hội như đã xua đuổi Chúa Giêsu. Nhưng Giáo Hội được con cái yêu mến, ngang với Chúa Giêsu, mặc dầu họ rất khác nhau về tư kiến.
Tiếng nói của Giáo Hội là tiếng nói của Đấng Sáng Lập.
Bạn hãy vâng nghe. Rồi Bạn sẽ hiểu; thế gian ghét Giáo Hội, vì Giáo Hội không thuộc về thế gian. Và nếu Giáo Hội không thuộc về thế giới này, thì thuộc về một thế giới khác. Và bởi Giáo Hội thuộc về thế giới khác, thì Giáo Hội được yêu mến vô cùng và cũng bị ghét bỏ vô cùng, như chính Đức Kitô vậy.
Nhưng chỉ có sự gì thuộc về Thiên Chúa, mới được yêu mến vô cùng, hoặc bị ghét bỏ vô cùng.
Vậy phải kết luận: Giáo Hội thuộc về Thiên Chúa, Giáo Hội là cuộc sống Đức Kitô kéo dài trong thế giới. Vì thế, chúng tôi yêu mến Giáo Hội, chúng tôi hy vọng được chết trên cánh tay lành thánh của Giáo Hội./-

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Bản lý lịch




Có một lần đi làm thẻ chứng minh nhân dân cho đứa con.Trong bản lý lịch của đứa con, tôi thấy có nhiều điểm bất lợi, nhưng vẫn phải chấp nhận như là định mệnh và vì Danh Chúa: Nguyên quán Nghệ Tĩnh và Thiên Chúa giáo. Còn nhiều điều khác nữa mà mỗi người chúng ta không có quyền lựa chọn khi sinh ra: quốc tịch, gia đình, cha mẹ, anh chị em, mã gen di truyền.


Bản lý lịch của Chúa Giêsu còn thê thảm hơn nữa. Sinh ra trong một chuồng súc vật ngoài đồng và lớn lên trong một gia đình vô danh nghèo nàn, thuộc một dân tộc đang chịu ách nô lệ, và lại còn bị lên án xử tử như một phạm nhân. Lúc đương thời, Ngài cũng làm được nhiều phép lạ, rao giảng giáo lý rất thuyết phục, nhưng nhóm môn đồ thì chẳng có học thức hay địa vị xã hội và đến giờ chết thì mọi người bỏ chạy hết : thất bại và cô đơn… Ấy thế mà từ trong cõi chết, 3 ngày sau Chúa Giêsu đã sống lại để mở ra một con đường sống cho muôn người. Và Chúa Thánh Thần đã được sai đến để đổi mới mặt địa cầu, để xây dựng một Giáo hội mà Chúa Giêsu đã thiết lập được vững vàng đến ngàn thu. Chúa Giêsu đã nói đến 3 định luật giúp ta hiểu mọi hành động của Ngài ở trần gian nầy : định luật “hạt lúa mì có mục nát thì mới sinh nhiều bông hạt”, định luật ‘vâng theo ý Cha’ và định luật ‘Không có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu của người hiến mạng vì bạn hữu”. Đó là sự tự hạ và tự hiến vì yêu thương nhân loại.

Thánh Phaolô có rất nhiều điều ưu việt trong bản lý lịch, nhưng Ngài đã coi mọi sự là thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô, vì Chúa ông đành mất mọi sự và coi mọi sự là phân bón. Biến cố ngã ngựa trên đường Damas đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của Phaolô vì ông được Chúa Giêsu biến đổi. Bước ngoặt của cuộc đời Thánh Phaolô được xem như bằng chứng gián tiếp của sự kiện Chúa Phục Sinh, vì nếu không có sự can thiệp của ơn Thánh thì không  ai hiểu nổi cuộc đời ông Phaolô ! Vì sự trở lại của ông không phải là kết quả của suy tư, hối cải hay gặp gỡ một nhà giảng thuyết nào đó, tất cả đã thay đổi chỉ vì một cú ngã ngựa và gặp gỡ Chúa Giêsu mà ông đang bắt bớ. Sau đó, ông Phaolô rút vào sa mạc một thời gian và được Chúa Giêsu trực tiếp mạc khải toàn bộ sứ điệp cứu rỗi.

Với bản tính con người,  ai cũng sợ đau, sợ đói rét thiếu thốn, sợ bị bỏ rơi, không được yêu thương, sợ bệnh và sợ chết. Chúa mời gọi ta đi vào luận lý của tình yêu và của thập giá. “Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mỗi ngày mà theo Ta. Không ai có thể theo Ta khi vẫn còn ham lợi danh. Ai liều mạng sống vì Ta sẽ được gấp trăm lần”. Chúa còn dạy thêm: muốn được cứu độ, phải đi qua cửa hẹp bằng việc sống theo những lời dạy của Chúa. Thập giá tự nó là một điều ô nhục, nhưng đã được Chúa Kitô dùng để diễn tả tình yêu, nên đã trở nên ngọn cờ chiến thắng tội lỗi và sự chết.

Các Thánh Tử Đạo VN đã cam lòng chịu chết mà không oán hận, đã lấy tình yêu đáp lại tình yêu, đã khước từ ân lộc vua ban vì xác tín vào sự sống đời sau. Từ 20 thế kỷ nay, trên khắp thế giới, biết bao người đã tận hiến đời mình để đi loan báo Tin Mừng trên những miền xa lạ, biết bao tu sĩ nam nữ từ bỏ cuộc sống dễ dãi bình thường để sống trong các tu viện, biết bao giáo dân âm thầm phục vụ trong các giáo xứ. Ơn Chúa ban đã giúp họ kiên trì trong việc phục vụ Giáo hội và tha nhân cách bền bỉ với lòng hân hoan vì được nên giống Thầy mình. Bí quyết của lòng kiên trì ở đây là việc chiêm ngắm cuộc đời của Chúa Giêsu. Đức Phanxicô nói với ta rằng : người Kitô hữu phải thể hiện niềm vui và niềm hy vọng, vì được là con cái Thiên Chúa, được Chúa yêu thương và đồng hành.

Chỉ có cầu nguyện, chúng ta mới hiểu được con đường tự hạ và tự hiến để nên giống Chúa Giêsu. Điều khó từ bỏ nhất đó là ý riêng mình. Người ta thường khó chịu khi cha xứ có những thay đổi trong giáo xứ, xét cho cùng ta khó chịu vì  phải từ bỏ ý riêng mình và vì lòng kiêu ngạo. Hãy khiêm tốn vâng phục và tạ ơn Chúa vì đã cho cơ hội rèn luyện. Đến một lúc nào đó, khi ta không thể làm điều mình muốn vì bệnh tật và tuổi già, và khi giờ chết đến, ta phải chấp nhận điều ta không muốn cũng chẳng được. Chính vì vậy trong cuộc sống Chúa luôn thánh hóa ta bằng những biến cố cuộc đời, Chúa luôn ban cho ta cơ hội tập từ bỏ ý riêng mình, hãy tạ ơn Ngài khi Ngài ban cơ hội.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Có sự sống đời đời hay không ?




Câu hỏi nầy thường gắn liền với một câu hỏi khác mang tầm vóc lớn hơn : “Có Thiên Chúa hay không ? Từ trong thâm tâm mỗi người, Thiên Chúa đã gieo mầm khát khao tìm chân lý, tìm ý nghĩa cuộc đời. Có thể nói rằng đa số người trên thế giới đều tin rằng ‘chết không phải là hết’, nhưng ‘đời sau’ của mỗi tôn giáo lại rất khác nhau. Kitô giáo dựa vào mạc khải của Chúa để tin rằng : đời người chỉ có một kiếp với hai giai đoạn, được chia cắt bởi cái chết thể lý và sau đó là cuộc sống vĩnh cửu viên mãn, có sự thưởng phạt tương xứng với cuộc sống khi ở nơi dương gian: tựa như con bướm sặc sỡ được lột xác từ một con sâu xấu xí. 

Thời Chúa Giêsu, câu hỏi ‘có sự sống đời sau hay không’ đã được đặt ra. Trong sách TĐCV có hai câu chuyện xảy ra với Thánh Phaolô. Chuyện thứ nhất là khi Thánh nhân đến vùng Hilạp, dân chúng ở đó thờ rất nhiều vị thần và có một bàn thờ kính Đấng Vô Danh. Thánh Phaolô nói cho họ biết Đấng Vô Danh đó là Thiên Chúa, đã tạo dựng trời đất, đã sai Con của mình đến trần gian là Đức Giêsu, Đấng đã chịu chết và sống lại để muôn người được sống mãi . Nghe đến chuyện người chết sống lại thì họ bắt đầu la ó và bỏ về, vì họ không tin có sự sống đời sau. Chuyện thứ hai xảy ra lúc Thánh Phaolô bị cầm tù, bị điệu ra trước công nghị Do Thái để xét xử. Thánh nhân biết rõ trong công nghị có phái Sadoc không tin vào sự sống lại và cũng có những người Pharisêu và nhóm Biệt Phái tin vào sự sống lại. Ông Phaolô lên tiếng biện hộ cho mình rằng: Thưa quý vị, tôi là người Do Thái, là một người thuộc nhóm Biệt Phái, tôi bị điệu đến đây cũng vì niềm tin vào sự sống lại. Nghe đến đây thì cử tọa chia làm hai phe và thánh Phaolô được đem về phòng giam để tránh sự nguy hiểm đến tính mạng.

Khi Chúa Giêsu đi rao giảng Tin Mừng, có nhiều người tò mò về chuyện đời sau, họ đặt nhiều câu hỏi để mong tìm được 'đường tắt' để vào nước trời : khi nào thì Nước Thiên Chúa đến, có phải rất ít người được cứu hay chăng, xin sai ông Lazarô về báo tin cho những người kia thay đổi cuộc sống. Chúa Giêsu biết rõ tính toán của loài người, nên Chúa tuyệt đối giữ bí mật về 'chuyện đời sau', Chúa chỉ nói về cách thức để về trời : bước theo Chúa 'là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống". Chúa Giêsu đã chết vì loài người và sự sống lại của Ngài là hoa quả đầu mủa của những kẻ an giấc : "Ai tin vào Ta sẽ không bao giờ phải chết !".
Ngày hôm nay, hầu như ai, kể cả người vô thần cũng tin rằng : chết không phải là hết, con người vẫn tồn tại cách linh thiêng. Tuy vậy niềm tin nầy không đủ mạnh để thúc đẩy người ta điều chỉnh cuộc sống và đi tìm chân lý. Niềm tin Kitô giáo dạy rằng : chết là trở về bên Chúa, chịu phán xét và thưởng phạt. Ngay cả chúng ta đôi khi cũng nói đùa với nhau : “Không biết có sự sống đời sau hay không, vì chẳng ai làm chứng”- Xin thưa rằng, cả pho Kinh Thánh, cả Cựu Ước và nhất là Tân Ước, đều nói về sự sống của linh hồn, đến sự thưởng phạt của Thiên Chúa. Mà Kinh Thánh là lời mạc khải của Thiên Chúa và Lời Chúa thì không thể sai lầm được.
Xin Chúa cho niềm tin của chúng ta được vững vàng, vì chính niềm tin vào sự sống đời sau sẽ giúp chúng ta định hướng đời mình để sống đạo đức và lành thánh, vì biết rằng chúng ta phải trả lẽ về cuộc sống ở trần gian nầy. Chúa là Đấng Nhân Từ, nhưng Chúa cũng là Đấng chí công, Đấng thấu suốt tâm can con người. Nhiều câu chuyện trong Tin Mừng Chúa đã nói rõ là có nhiều người bị từ chối tham dự bàn tiệc nước trời vì họ đối xử không tốt với anh em và vì họ không sống theo lề luật của Chúa.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

CÒN GÌ KHÔNG BUÔNG XUỐNG ĐƯỢC ĐÂY ?


Một nhà doanh nghiệp rất nổi tiếng, cứ cách một đoạn thời gian, ông lại dẫn theo vợ con đến nơi hỏa táng để xem. Có người không hiểu, hỏi ông nguyên do. Ông nói rằng, chỉ cần đến nơi hỏa táng, cái tâm nóng nảy sẽ rất mau chóng an tĩnh lại, thấy danh lợi tiền tài thật nhẹ nhàng.
Ở nơi hỏa táng này, không kể bạn là quan to quý tộc quyền cao chức trọng, uy danh hiển hách hay là một người dân bình thường, nghèo rớt mồng tơi, không ai biết đến, cuối cùng đều sẽ phải đến đây, chung một tư thế, lặng yên nằm xuống, sau đó bị đưa vào bên trong lò hỏa táng đang bốc cháy ngùn ngụt, khi trở ra lần nữa, thì chỉ là một chiếc hộp vuông nho nhỏ được bọc trong tấm vải đỏ.

- Khi đến chẳng mang theo thứ gì, khi đi chỉ như một làn khói. Đời người chính là đơn giản như vậy! Vinh hoa phú quý phút chốc thoáng qua, ân ái tình thù cũng chỉ như cát bụi.
Hôm nay sống trong một thế giới vật chất dục vọng tràn lan, bên cạnh chúng ta là đầy những cám dỗ mê hoặc: quyền lực, địa vị, tiền bạc, mỹ sắc…, hễ không cẩn thận, thì trong tâm sẽ dậy sóng. Nội tâm chúng ta vốn dĩ trong sáng, thuần tịnh, bình lặng sẽ trở nên ngông cuồng, ngạo mạn và tư lợi.

- Khi bạn cảm thấy hiện thực và lý tưởng có sự chênh lệch,
Khi bạn cảm thấy uất ức thương tâm, không có người hiểu bạn,
Khi bạn vì ân oán tình thù mà canh cánh trong lòng,
Khi bạn vì lợi ích được mất mà so đo tính toán,
Khi bạn khom lưng chau mày đối với quyền thế,
Khi bạn vì địa vị cao thấp mà mưu tính hại nhau…,  
sao bạn không đi đến nơi hỏa táng xem thử, đối diện với một nắm tro bụi, bạn còn có gì không buông xuống được đây?
 (Nguồn http://hoangfamily.biz/p29a2520/con-gi-khong-buong-xuong-duoc-day-)

Suy tư :
Tháng 11 hằng năm là tháng dành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn nơi chốn luyện hình. Các Giáo xứ thường tổ chức những Thánh lễ nơi nghĩa trang để gần gũi với các phần mộ những người thân yêu đã đi trước, và đó cũng là dịp tốt để nghĩ về sự chết và sự sống đời sau.

Sự chết là định luật tất yếu của mọi người, không có luật trừ. Cuộc đời tuy vắn vỏi, nhưng lại là mầm gieo sự sống vĩnh cửu mai sau. Mỗi người sống mỗi cảnh và chết mỗi cách khác nhau, nhưng chết là một cách để trở thân xác trở thành tro bụi. Và tro bụi này mang nét riêng và hình hài cụ thể, chờ ngày được kết hiệp lại với linh hồn để hưởng phúc trường sinh.
Tôi nghĩ đến hai cái chết trong lịch sử Cứu Độ. Một là cái chết của Thánh Giuse, cha nuôi Chúa Giêsu. Kinh Thánh không nói gì về một câu nói hay về cái chết của Thánh Giuse, người ta cho rằng Ngài đã mất trong khoảng thời thơ ấu của Chúa Giêsu. Thánh Giuse có lẽ chết vì bệnh, có Chúa Giêsu ở đó ...vậy tại sao Chúa không làm phép lạ? Thánh Giuse có chết êm ái hay vật vã vì đau đớn? - Không ai biết được, và điều đó có lẽ không quá quan trọng, nhưng điều chắc chắn là Thánh cả rất bình an như Ngài đã từng chấp nhận ý Chúa định liệu. Và cái chết vĩ đại nhất trong lịch sử cứu độ là cái chết của Chúa Giêsu : cái chết tự nguyện và hiến mạng vì bạn hữu, đánh bại thần chết để mở đường sống lại cho muôn người. Chúa đã dạy: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống”(Ga 11,25).

Như vậy, người khôn ngoan và thành công trên đời này là người tin vào Chúa Giêsu. Cha PM. Cao Huy Hoàng nói : Người thành công nhất là người chết trong Chúa Kitô để được sống lại với Người (chết với tội để bước theo Chúa Kitô trong cuộc sống dương gian, cũng như chết trong tình trạng sẵn sàng của người sạch tội trọng). Đức Phanxicô nói: Nên thánh là ơn gọi dành cho mọi người. Thánh nhân không phải là những người làm được những điều to lớn cho Giáo hội và xã hội mà nhất là những người sống cuộc đời kitô trong đức tin và tình yêu tràn đầy qua cuộc sống đơn sơ và kín ẩn. Sự thánh thiện mà đôi khi không lộ hiện trong các công trình to lớn hay các thành công ngoại thường, nhưng biết sống một cách trung thành mỗi ngày các đòi hỏi của bí tích Rửa Tội. Một sự thánh thiện được làm bằng tình yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Tình yêu trung tín cho tới chỗ quên chính mình để tận hiến hoàn toàn cho các người khác, như cuộc sống của các bà mẹ, các người cha hy sinh cho gia đình, bằng cách biết sẵn sàng từ bỏ biết bao nhiêu điều, và biết bao dự tính hay các chương trình riêng, mặc dù đó không luôn luôn là điều dễ dàng (Bài giảng ngày 1.11.2016 trong chuyến tông du Thụy Điển).

Tháng cầu cho các linh hồn là dịp tốt để mỗi người nghĩ về sự chết của chính mình, nhờ đó định hướng lại lối sống và cách hành xử của mình. Hãy nghe vài câu nói tuy ngắn gọn nhưng là đúc kết cả một tư duy đầy triết lý sống “ Tôi coi mọi sự là thua thiệt trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu, Chúa tôi”. “Thành công lớn nhất trong đời người là nên thánh” (Thánh Phaolô và Thánh Gioan Phaolô 2)

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

Trò đùa ?




Ngày 01.11.2106, chương trình TV có đưa lên bản tin nói về việc trong cộng đồng mang lan truyền một tin đồn : “Từ ngày 1.11.2016  đến ngày …. Tại một số địa điểm cụ thể ở Hà Nội một số cô gái trẻ sẽ cho ‘sờ vú’ thoải mái với giá 50.000đ để thu tiền giúp nạn nhân bão lụt”, và cụ thể những con đường nơi ấy đã bị kẹt xe vì có quá nhiều người đến”. Nhưng đây chỉ là tin vịt.
Điều nầy làm ta nhớ lại một nguyên tắc luân lý của Kitô giáo: Mục đích không biện minh cho phương tiện. Ví dụ ta không thể vì thương người nghèo mà lại đi ăn trộm của người giàu, không thể vì thương một cô gái mồ côi nghèo mà hủy bỏ mối dây hôn phối với vợ mình, không thể nghĩ rằng mình nghèo nên đi lấy của cải người khác. Một hành vi tốt và phương tiện cũng phải tốt mới tạo nên một việc nên làm. Nhiều người mua vé số chỉ vì thương người nghèo, nhưng cũng có người lập luận: mình đi … ôm cũng là việc tốt vì giúp người ta.

Tuy chỉ là một trò đùa của một ai đó, nhưng cũng là một phép thử cho lương tâm con người. Tôi nghĩ nhiều người đã xếp sẵn ít là vài trăm nghìn để tận hưởng niềm vui. Thực ra, đã là con người với bản tính mỏng dòn yếu đuối thì ai cũng dễ sa ngã, nên người khôn ngoan phải biết tránh dịp tội : “Tẩu vi thượng sách”. Tránh bạn xấu, tránh những hoàn cảnh ở một mình với người khác phái, phim ảnh nude, khiêu vũ. Ma quỷ dùng thủ đoạn phù hợp với từng người : tiền bạc, danh vọng, nhục dục, kiêu ngạo, thất vọng, hận thù… Hòng lôi kéo các tâm hồn về phe chúng.
Trong tuần vừa qua, các bài đọc thường niên ngày thường, Giáo hội cho chúng ta nghe thư gửi tín hữu Êphêsô, là một tổng hợp về cách ăn nết ở của các thành viên trong gia đình. Thánh Phaolô dạy: “Anh em hãy đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô”. Đúng là những lời thật đẹp và dễ nhớ.

Nhiều gia đình ở miền quê đã xảy ra cảnh ly dị và ly thân (một người bỏ đi đâu đó). Dĩ nhiên là có nhiều lý do, nhưng một trong lý do đáng tiếc là một trong hai người phối ngẫu sa đà theo đuổi đam mê của mình: cờ bạc và đề, nát rượu dẫn đến lè nhè và lười biếng, tinh thần gia trưởng và không tôn trọng tự do người bạn đời.


Thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Êphêsô có dạy: “Chồng hãy yêu thương vợ như Đức Kitô đã yêu thương và hiến mình vì Hội Thánh. Vợ hãy phục tùng chồng như phục tùng Chúa. Con cái hãy vâng lời cha mẹ” (Eph 5,21-33). Nhiều người đàn ông thường trích chỉ một câu ưa thích ‘vợ hãy phục tùng chồng’ mà quên mất phần của mình là ‘yêu thương vợ như Đức Kitô đã yêu đến hiến thân mình’.

Ngày nay, người ta kém tinh thần chịu đựng và cam chịu hơn xưa, nên các gia đình xảy ra xung đột nhiều hơn. Một mối liên hệ tình cảm bền vững phải có sự cộng tác từ hai phía. Một gia đình cũng vậy, nó chỉ bền vững khi cả hai người cùng biết tôn trọng tự do của người kia. Muốn vậy mỗi người phải tự trọng và tự hạn chế những tự do quá trớn của mình khi nó gây hại cho hạnh phúc của bạn mình. Ai có lỗi thì phải nhận lỗi và sửa đổi, đó mới là bình đẳng nam nữ. Người đàn ông thường trích câu ‘chồng chúa vợ tôi’ để lấn át vợ trong mọi quyết định và cách hành xử của mình: vợ phải tuân lời mình dù đó là lời ngu ngốc và lệnh truyền bất hợp lý.

Gia đình bền vững đòi hỏi 2 người phối ngẫu bình quyền trong mối quan hệ : mỗi người phải yêu thương tôn trọng người kia, mỗi người phải tự trọng và giảm thiểu những tự do quá trớn, phải biết nghĩ đến niềm vui và nỗi buồn của người bạn đời. Gia đình có một nhiệm vụ quan trọng : chuyển giao niềm tin cho con cái. Niềm tin vào cuộc đời và nhất là niềm tin vào Thiên Chúa. Điều này chỉ có thể thực hiện khi cha mẹ sống tốt với nhau và yêu thương con cái : tình thương của cha mẹ với con cái sẽ giúp con cái hiểu được tình thương của Cha trên trời.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Bạn có đang “nguyền rủa” con mình mà không nhận biết?




 Tại thành phố Portland, bang Oregon, Mỹ có hai vợ chồng vị mục sư. Họ có một người con trai. Cậu con trai này đã mang đến cho họ rất nhiều phiền não. Không chỉ thế, mà cậu con trai này của họ đã bỏ nhà đi không một chút tin tức gì trong suốt ba, bốn năm rồi. Vì vậy, vị mục sư đã tìm đến một chuyên gia tâm lý học và đem hết nỗi phiền não khổ sở trong lòng mình nói ra cho chuyên gia tâm lý này nghe.

Chuyên gia tâm lý học sau khi nghe xong liền nói: “Ông đã “nguyền rủa” con trai của mình trong bao lâu rồi?”

Vị mục sư kinh ngạc hỏi lại: “Ông nói tôi “nguyền rủa” con trai tôi? Ông nói thế là có ý gì?”

Chuyên gia tâm lý trả lời: “Nguyền rủa ở đây chính là nói những lời không phải, lời cay nghiệt với người khác. Theo như lời ông kể lúc nãy, thì những lời nói của ông với con trai mình đều là những lời không phải. Vậy ông đã “nguyền rủa” con trai mình trong bao lâu rồi?”

Vị mục sư lúc này đã hiểu và cúi đầu nói: “Vậy thì tức là từ lúc con trai ra đời, chính là tôi đã nguyền rủa nó cho tới tận bây giờ, tôi từ trước tới nay đều không nói lời nào tốt với nó cả.”

Chuyên gia tâm lý nói: “Kết quả là không đem lại hiệu quả gì, đúng không?”

Vị mục sư trả lời: “Đúng vậy!”

Chuyên gia tâm lý nói: “Bây giờ tôi đề nghị ông và vợ ông, trong hai tháng tiếp theo, khi hai người nghĩ đến con trai của mình, hãy chúc phúc cho cậu bé, đừng nghĩ cậu bé không tốt. Tôi cũng muốn hai người hãy cầu xin Thượng đế che chở cho cậu bé. Lúc hai người nghĩ đến con trai của mình, tôi đề nghị hai người hãy nhớ những mặt tốt của cậu bé và nói những lời tốt về cậu bé!”…

Suy tư
- Ai trong chúng ta cũng có tự ái nhiều hay ít. Bởi đó mới xảy ra những chuyện đáng tiếc xảy ra trong giao tiếp và đó cũng là một nguyên do xã hội khó thay đổi, tiến bộ. Người ta thường đặt những ‘hộp thư góp ý’ ở các công sở và cả ở các giáo xứ như là một thiện chí muốn phục vụ mọi người tốt hơn, nhưng hầu như chẳng mấy ai để ý đến ‘thiện chí’ của những người có trách nhiệm với cộng đồng. Không phải vì người ta không có sáng kiến và ý kiến, nhưng có lẽ người ta e ngại khả năng lắng nghe và thiện chí của người nhận những lá thư góp ý. Không khéo chỉ là trò hề và tệ hơn nữa là cảnh truy tìm thủ phạm để trù dập. Thôi im lặng là thượng sách, việc ai nấy làm và ai sai người đó chịu! Vì thế mà tình cảnh xã hội và cả Giáo hội không mấy sáng sủa.
- Trong những chuyện cổ tích dành cho trẻ em, thường có những bà tiên tốt và những mụ phù thủy độc ác. Những bà phù thủy thường có những lời nguyền làm hại đến ai đó một cách rất cụ thể. Thường những lời nguyền đó rất linh nghiệm trong tương lai làm cho con mồi hết đường chạy thoát. Những lời nói sau lưng của ta về một ai đó : một nhà nước, một vị lãnh đạo, một người bạn và nhất là những người đang chung sống với ta (vợ chồng hoặc con cái) cũng linh nghiệm cách nào đó như một lời nguyền rủa của các bà phù thủy. Chính não trạng và cách ứng xử của ta sẽ bị ảnh hưởng trước hết. Hãy thôi chê bai và hãy cầu nguyện cho những điều ta không bằng lòng, và chính ơn Chúa sẽ làm nên những điều kỳ diệu. Những lời tiên đoán xấu về đất nước và Giáo xứ chẳng có ích gì cho ai mà chỉ làm cho cuộc sống thêm nặng nề. Hãy tập nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi ta đang sống, vì ‘thà rằng thắp lên ngọn nến sáng còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối cuộc đời”.
- Hôm qua, trong bài nói chuyện với khách hành hương về bài Tin Mừng tuần 31 TNC, Đức Phanxicô nói: “Chúa Giêsu không dừng lại nơi tội lỗi và thành kiến về ông Giakêu, Chúa nhìn thấy con người với ánh mắt của Thiên Chúa, nhìn thấy những thương tích nơi tâm hồn ông và nhìn thấy một phẩm chất tốt đẹp mà Tạo Hóa đã gieo vào lòng mỗi người. Cái nhìn của Chúa Giêsu đã tạo ra một thay đổi kỳ diệu nơi ông Giakêu cũng như nơi các tội nhân khác”.
Chúng ta cũng hãy đi và làm như thế trong các cuộc tiếp xúc với anh em. Đừng quá chú tâm đến những khiếm khuyết của nhau mà quên đi điều quan trọng là khuyến khích nhau tiến lên phía trước bằng những lời khen ngợi chân thành và đúng mực. Người lãnh đạo nào cũng muốn thuộc cấp của mình tiến bộ hơn, có người dùng cách là luôn đưa ra những nhận xét tiêu cực nhưng có những người khác lại đưa ra những nhận xét tích cực. Tôi nghĩ là cách sau sẽ thành công hơn, vì cách trước sẽ tạo nên sự oán ghét, xa cách.