Đó là câu trả lời của đức
Phanxicô khi trả lời câu hỏi được phỏng vấn: “Ngài là ai ?”. Quả là bất ngờ vì chúng ta vẫn thường gọi giáo hoàng là Đức Thánh Cha.
Trong một bài huấn từ, đức Phanxicô nói rõ hơn tư tưởng của ngài: ý thức được
tình trạng tội lỗi đáng thương của mình là điều kiện cần thiết để được Thiên
Chúa xót thương. Và chính ngài vẫn thường xuyên nói với những người hiện diện:
“Đừng quên cầu nguyện cho tôi”.
Những bài đọc trong tuần 5 thường
niên C đều có chung một ý tưởng: thân phận tội lỗi và bất xứng của con người
khi đối diện với Thiên Chúa. Bài đọc 1, tiên tri Isaia được thị kiến chiêm ngắm
uy nghi của Chúa và nghe tiếng tung hô của các thiên thần, tiên tri thấy mình
bất xứng vì thân phận phàm nhân của mình, và một vị thiên sứ của Chúa đã dùng
than hồng để thanh luyện miệng lưỡi vị tiên tri để ông được sai đi. Còn bài Tin Mừng,
Thánh Luca thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu bước xuống thuyền của ông Phêrô đang
neo đậu gần bờ, Chúa giảng dạy và sau đó
bảo các tông đồ thả lưới. Dù cả đêm trường nỗ lực mà không bắt được gì, các ông
vẫn vâng lời thả lưới và một mẻ lưới lớn đến nỗi cá chất đầy 2 thuyền gần chìm.
Bấy giờ ông Phêrô thấy rõ sự bất xứng của mình trước Thầy Giêsu đến nỗi ông
thưa rằng: “Lạy Thầy, xin tránh xa con, vì con là kẻ tội lỗi”. Dù bất xứng là
vậy, Chúa vẫn chọn ông là thuyền trưởng trong công cuộc chài lưới người. Bài đọc 2,
thánh Phaolô đã tóm gọn nội dung giáo lý mà các tông đồ vẫn rao giảng: Đức
Giêsu chết vì tội lỗi chúng ta, Ngài đã chịu táng xác và đã sống lại và hiện ra
với rất nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cuối cùng đã hiện ra với
chính thánh Phaolô một người bất xứng được gọi làm tông đồ. Chính cuộc hiện ra của Chúa trên
đường Damas đã đảo lộn cuộc đời Thánh Phaolô. Lúc đó ông đang trên đường đi bắt bớ các Kitô hữu, nhưng chỉ sau
một thời gian ngắn sau ông lại mạnh dạn rao giảng về Đức Giêsu là Đấng Mesia
được các tiên tri loan báo. Dù có nhiều điều đáng tự hào: ông có quốc
tịch Roma, ông học thông thạo lề luật Do Thái và thuộc dòng dõi biệt phái, ông là người làm
việc năng nổ nhất trong Hội Thánh bấy giờ, ông được thị kiến riêng về cõi trời…
nhưng Ngài nói rất kiêm tốn: Tôi có là gì cũng là bởi ơn Chúa ban. Tôi coi mọi
sự là rơm rác và bất lợi trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô.
Còn chúng ta cũng là loài thụ tạo
bất xứng, cũng thường xuyên phạm tội, nhưng hình như đã mất cảm thức về tội:
chẳng mấy khi muốn xưng tội, chẳng mấy khi đấm ngực ăn năn, chẳng mấy khi xin
lỗi Chúa về điều nầy điều nọ, trái lại còn tìm mọi cách để đề cao bản thân mình. Nhiều người cho rằng: quá nhấn mạnh đến thân phận
tội lỗi của mình là sai thần học, vì mọi người đã được hưởng ơn công chính hóa
mà Chúa Giêsu đã ban tặng và là con cái Thiên
Chúa. Thánh Phaolô nói về ơn công chính hóa: mọi kẻ tin vào danh Chúa Kitô và
chịu phép rửa thì được ơn cứu rỗi. Thế nhưng bao lâu còn sống trong thân xác
thì con người vẫn còn lỗi lề luật Chúa dạy, nhất là luật bác ái yêu thương, vì
tội nguyên tổ đã làm cho bản tính nhân loại của con người bị tổn thương và nghiêng
chiều về tội lỗi (GLHTCG 407). Nhưng rồi Thiên Chúa đã tỏ lộ quyền năng của
Ngài trước hết bằng sự tha thứ và lòng thương xót của Ngài đối với chúng ta.
Những ngày cuối năm, một trong
những việc rất cần thiết là duyệt xét lại cuộc sống mình, nhất là về các mối
quan hệ và về tình yêu của ta với anh em. Năm cũ qua đi, ta tạ ơn Chúa dẫu cuộc
sống không may và không hay. Năm mới đến, ta phó thác cuộc đời trong tay
Chúa nhân lành, quyết tâm làm lại cuộc xuất hành mỗi ngày, dù mình bất xứng và tội lỗi,
nhưng được làm việc Chúa muốn là hạnh phúc và mục đích đời người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét