Bà Ma ri a Madala đến mộ và khám
phá ra ngôi mộ trống. Chúa hiện ra với bà nhưng bà cứ tưởng là người làm vườn,
bà chỉ nhận ra Chúa khi được gọi tên. Sau khi gặp Chúa, bà đi báo tin cho các
môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa” và bà kể lại những điều Chúa đã nói với bà.
Sứ điệp bà Maria loan báo tuy ngắn
nhưng lại đầy đủ nội dung. Bà Maria (và một số nhân chứng Chúa chọn) đã thấy
Chúa bằng mắt thịt – còn chúng ta chỉ nhìn thấy Đấng Phục sinh bằng con mắt đức
tin. Thư Do Thái nói về ông Moi sen như sau: Nhờ đức tin, ông bỏ Ai-cập mà không sợ cơn thịnh
nộ của nhà vua; ông vững vàng không nao núng, như thể xem thấy Đấng vô hình. Chung quanh chúng ta vẫn có những chứng
nhân như thế, đó là các Ki tô hữu nhiệt thành sống niềm tin của mình, có thể họ
vô danh - không nổi tiếng, nhưng chỉ Thiên Chúa mới biết lòng tin của họ. Dễ
nhìn thấy hơn, đó là các tu sĩ nam nữ và các linh mục, các thừa sai giáo dân và
các giáo lý viên… cuộc sống của họ muốn nói với thế giới rằng: Tôi đã thấy
Chúa. (Theo thống kê của Giáo hội năm 2016: Dân số thế giới là 7,1 tỷ/ Công
giáo là 1,2 tỷ/ Linh mục là 416.000/tu sĩ nam nữ là 736.000)
Có một thực tế là chúng ta dễ mất đức tin khi thấy họ (những thành phần
ưu tú trên) sống không đúng với niềm tin, nhưng chúng ta lại dường như đui mù
khi cuộc sống của họ nêu bật những nhân đức của Ki tô giáo. Khi phong thánh cho
một vị, không phải vì họ không có nết xấu và không phạm tội, nhưng đúng hơn họ
biết đứng dậy từ trong những nết xấu của mình và trung thành với Chúa Ki tô cho
đến giây phút cuối đời, họ nêu gương sáng về một số nhân đức của Tin Mừng để các
tín hữu noi gương. Hãy xin Chúa mở mắt tâm linh để nhìn thấy những điều tốt đẹp
mà các nhân chứng Tin Mừng đang chiếu tỏa và biết im lặng trước những điều có vẻ
phản chứng, vì có những điều kín ẩn trong tâm hồn tha nhân mà ta không biết;
hơn nữa việc xét đoán tha nhân (phân biệt lành dữ) là việc của Chúa và là công
việc khó khăn mà ta đừng dại gì rước vào thân, rất dễ mang họa.
Trong những năm gần đây, Giáo phận Bmt thực hiện việc thuyên chuyển các
linh mục thường xuyên hơn, nên giáo dân thường có sự so sánh và được hưởng nhiều
hương vị trong các hoạt động của các vị mục tử khác nhau. Đó là một điều tốt:
giáo dân học sự vâng phục và cộng tác, giáo sĩ học được sự từ bỏ, chấp nhận và
phó thác cho Chúa trong công việc tông đồ. Trong một lần gặp gỡ các giáo chức,
ĐGM Vinh sơn căn dặn: Đừng quá khắt khe với các linh mục, vì khi chọn con đường
tu trì làm linh mục triều, các ứng viên đều có thiện chí muốn rao truyền Tin Mừng,
nhưng vì là con người nên có những hạn chế và có thể có những tham sân si; hãy
cầu nguyện cho các linh mục để họ được kiên vững trong lý tưởng phục vụ Chúa và
phục vụ đồng loại. ‘Người ta’ (những người thích nói xấu các linh mục và con
cái ma quỷ) thích bôi nhọ các vị mục tử như phương cách tối ưu để triệt phá
Giáo hội: đánh vào đầu rắn, đánh vào kẻ lãnh đạo của một tổ chức; nhưng họ
không biết rằng: Giáo hội là của Chúa, và không có quyền lực nào có thể phá hủy
được Giáo hội của Chúa Ki tô.
Mỗi ngày sống là một trang sử mới cuộc đời ta, để ta nói với người khác
rằng: Chúa đã sống lại, tôi đã gặp Chúa. Hãy khuyến khích người khác khi họ làm
điều tốt, và chân thành góp ý về điều chưa tốt. Hãy kể cho người khác ‘phép lạ’
Chúa đã làm cho mình. Điều lạ vẫn xảy ra liên tục trong đời ta, nhưng tại sao
ta lại ngại kể ra? Có phải vì Chúa không muốn, vì sợ mất đức khiêm nhường? -
không phải thế, vì ma quỷ không muốn và vì ta thiếu lòng tin, vì sợ người khác
cười mình ngây thơ! Trong Tin Mừng kể lại chuyện: một người bị quỷ ám được chữa
lành, anh muốn theo làm môn đệ Chúa, nhưng Chúa bảo anh “con hãy về, kể cho người
khác những gì Chúa đã làm cho con’. Vậy mà chúng ta thường xuyên im lặng không
dám nói những việc tốt đẹp Chúa làm cho mình, và thích kể đi kể lại những chyện
‘hiếp, sốc, lộ hàng, ăn quỵt, lừa lọc…, như những đồ đệ trung thành của Sa tan.
Hãy học gương bà Ma ri a để nói với tha nhân: tôi đã thấy Chúa và kể lại những
điều Chúa đã nói với mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét