Danh sách Blog của Tôi

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

NÉN HƯƠNG LÒNG TƯỞNG NHỚ MỘT NGƯỜI CHA ĐỨC GIOAN- PHAOLÔ II VỀ NHÀ CHA 2/4/2005.




Năm 1978, đáp lại câu hỏi của Thầy Giêsu: "Karol, con có yêu mến Thầy không?" Ðức Hồng Y Karol Woyztyla, Tổng giám mục Cracovia, đã trả lời: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy." Và Thầy Giêsu nói: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy" (x. Ga 21,17). Tình yêu Chúa Kitô là sức mạnh lớn nhất trong cuộc đời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II, và sức mạnh đó như một ngọn đuốc toả ra ánh sáng nồng ấm cuốn hút mọi người, nhất là các bạn trẻ.
"Hãy theo Thầy." Ðức Gioan Phaolô II đã theo Thầy suốt cả cuộc đời, và theo Thầy đến đỉnh thập giá. Trong những năm tháng cuối đời, ngài cảm nghiệm từng lời Chúa Kitô đã nói với Phêrô: "Khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn" (Ga 21, 18). Tuy nhiên, Ðức Gioan Phaolô II đã đón nhận mọi đau khổ trong sự hiệp thông sâu xa với Chúa Kitô, và vì thế, chính những đau khổ đó lại trở thành sứ điệp hết sức thuyết phục và ích lợi cho toàn thế giới.
000
Ngày 01.11.1946, Lễ kính Các Thánh Nam-Nữ, Chủng sinh Karol Wojtyla được ÐHY Adam Sapieha, TGM Cracovia (Ba lan) phong Chức Linh Mục trong nhà nguyện riêng của ngài ở Tòa Tổng giám mục.

Sau ít ngày ÐHY Tổng Giám mục cử Linh mục trẻ trung này đi Roma, để chuyên về các môn Thần và Triết tại Ðại Học Angelicum của các Cha Ða minh.
Mùa xuân 1958, trong lúc vừa coi xứ, vừa làm giáo sư Ðại học Lublino, cha Karol Wojtyla nhận được một điện tín từ Varsovie, do Ðức Hồng Y Stefan Wyszynski, Giáo chủ Ba lan, báo tin phải đến gặp ngài. Bức điện tín đến tay cha Karol Wojtyla trong lúc đang chèo "Ca-nôtrên sông với một số bạn hữu và sinh viên đại học, vì lúc đó là kỳ nghỉ hè. Mọi người ngạc nhiên. Sao người ta đã có thể khám phá ra nơi cha Karol Wojtyla đang nghỉ hè để trao bức điện tín kia?.  Hôm đó là ngày 4 tháng 7 năm 1958.
 Ngày 28 tháng 9 cũng năm 1958, Cha Karol Wojtyla được tấn phong Giám mục trong nhà thờ chính tòa Wawel.
 Thánh lễ tấn phong kết thúc bằng hát Kinh Te Deum (tiếng Latinh) để tạ ơn Chúa. Sau đó, một người bạn trước đây cùng với ngài làm trong hãng đá cẩm thạch, hô tên "Lolek": "Ðừng để một người nào hạ anh xuống, nhớ chưa?". Lokek, nghĩa là Carlo nhỏ, tên có tính cách thân mật gia đình, dùng để gọi Ðức Karol Wojtyla.
 Công đồng chung Vatican II được khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 1962. Ðức Giám mục Karol Wojtyla hiện diện với gần ba ngàn Nghị phụ đến từ khắp thế giới, từ Quảng trường Thánh Phêrô tiến vào Ðền thờ. Một quang cảnh chưa bao giờ thấy tại Roma. Lúc đó ngài không những chỉ là một giám mục phụ tá, nhưng còn là Giám mục đại điêïn Hội Kinh sĩ Nhà thờ chính tòa Cracovia nữa.
 Cuối năm 1963, Ðức Karol Wojtyla thăng TGM giáo phận Cracovia.  Nhà cầm quyền tin chắc rằng: sẽ tìm được nơi nhà học giả về Thuyết Mac xít này (Ðức Karol Woptyla) một người đối thoại mềm dẻo và hòa giải hơn chính Ðức Hồng Y Giáo chủ.
 Ngày 16 tháng 10 năm 1978,  Ðức Karol Wojtyla, TGM Giáo phận Cracovia, được bầu làm Giáo Hoàng, sau 455 năm các vị Giáo Hoàng toàn là người Ý. Ngài là Vị Giáo Hoàng đầu tiên gốc Slave, nhận tên hiệu là Gioan Phaolô đệ nhị.

 
NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ TRIỀU ĐẠI ĐỨC GIOAN-PHAOLÔ II
Nếu đức Gioan 23 đã có công mở ra Công Ðồng Vatican II, thì đức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đã áp dụng những kết quả của Công Ðồng.
Ngài  là vị giáo hoàng thứ 3 đã hướng dẫn giáo hội lâu nhất, chỉ sau hai vị giáo hoàng, là đức Piô IX đã hướng dẫn giáo hội trong vòng 31 năm, và thánh Phêrô, vị giáo hoàng  đầu tiên,  đã hướng dẫn giáo hội trong vòng từ  34 đến 37 năm.
Ðức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý, sau gần 500 năm. Vì thế, ngài đã có sáng kiến viếng thăm mục vụ các giáo xứ trong giáo phận Roma của ngài. Tính cho đến nay, ngài đã viếng thăm được 301 trong tổng số 334 giáo xứ của giáo phận Roma.
Ðức Thánh Cha đã viếng thăm 129 quốc gia  nhờ qua 102 chuyến viếng thăm quốc tế, và vượt qua tổng cộng 30 lần chiều dài vòng quanh thế giới.
Xét về những lần phong thánh và chân phước, thì Ðức Gioan Phaolô II đã tôn phong các chân phước và hiển thánh, tổng cộng nhiều hơn con số của tất cả các vị tiền nhiệm của ngài cộng lại. Trong những chuyến thăm quốc tế, ÐTC giữ thói quen phong chân phước hay phong thánh cho các vị tại chính quê hương của các vị. Ngài đã tôn phong tổng cộng 1,324 vị chân phước, 477 vị hiển thánh.
Ðức Gioan Phaolô II đã phong tước cho 231 vị hồng y.
Ðức Gioan Phaolô II đã từng là giáo sư; ngài đã viết ra --- ngoài những bài giảng và giáo lý hằng tuần --- 14 thông điệp, 14 tông huấn, 11 tông hiến, hơn 40 tông thư, 28 tự sắc và những tác phẩm cá nhân khác nữa

ÐTC đã tỏ ra chú ý đến từng cộng đoàn giáo hội, cũng như  chú ý đến những giáo hội đã ly khai với Roma.

Như là vị lãnh đạo chính trị và tinh thần được toàn thế giới nhìn nhận, Ðức Gioan Phaolô II đã có công làm cho Giáo hội Công giáo có được ảnh hưởng mới trong xã hội. Ðức Gioan Phaolô II là một trong những nhân vật chính trị hiếm có của ngày nay.

Ðức Gioan Phaolô II kêu gọi mọi người, Kitô hữu cũng như Hồi giáo, hãy vượt qua thái độ đối đầu: "Chúng ta đã từng đứng ở hai vị thế đối nghịch nhau. Chúng ta đã từng tiêu hao bao nhiêu năng lực cho những cuộc bút chiến và chiến tranh. Cha tin rằng hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy thay đổi những thói quen cũ của chúng ta.Chúng ta phải tôn trọng nhau.Chúng ta phải khuyến khích nhau làm điều thiện".

Phần thủ tướng Anh Quốc, Ông Tony Blair, đã lên tiếng ca ngợi Ðức Gioan Phaolô II như là một "con người đáng phục" suốt đời bênh vực cho sự công bằng và chống lại mọi đàn áp. Ông nói như sau: "Thế giới đã mất đi một vị lãnh đạo tôn giáo được mọi người thuộc mọi niềm tin và cả không có niềm tin, tôn trọng. Ngài là một sự khởi hứng, một con người có niềm tin ngoại thường, một con người can đảm và đáng phục.
Ông Ariel Sharon, thủ tướng Do Thái, nhận đinh:"Ðức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là con người của hòa bình, một người bạn của dân Do thái; ngài nhìn nhận tính cách đặc biệt của dân Do Thái và đã cố gắng hoạt động để hòa giải các dân tộc. Thế giới đã mất đi một trong những vị lãnh đạo nổi tiếng của thời đại chúng ta.". Tháng 12 năm 2003. Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đầu tiên đến viếng thăm Hội Ðường Do Thái.Trong chuyến viếng thăm Thánh Ðịa của ngài vào năm 2000, ĐTC đã xin dân chúng Do Thái tha thứ cho những tội ác chống lại họ đã được thực hiện nhân danh Giáo Hội.
                                                000
Từ một chàng thanh niên say mê văn chương, thi ca và kịch nghệ, Karol Woyztyla đã can đảm giã từ tất cả để đáp lại tiếng gọi của Thầy Giêsu, tu học trong một giai đoạn hết sức khó khăn của đất nước, và cuối cùng lãnh nhận chức linh mục ngày 1.11.1946. Cuộc đời linh mục của cha Karol là lời đáp trả liên lỉ tiếng gọi của Thầy Chí Thánh để trở thành sứ giả Tin Mừng không mệt mỏi, đi đến mọi nơi và làm trổ sinh hoa trái trong triệu tâm hồn (x.Ga 15,16), và để trở thành mục tử tốt lành hiến mạng sống cho đoàn chiên (x. Ga 10,11). Sở dĩ sống được như thế là vì cha Karol đã "ở lại trong tình yêu của Thầy" (Ga 15,9), nhờ đó học được nghệ thuật yêu thương của Thầy Giêsu.
Bài diễn văn của ĐHY Ratzinger trước linh cửu Đức Gioan-Phaolô kết thúc như sau:“Chúng ta có thể chắc chắn rằng Ðức Giáo Hoàng yêu quý của chúng ta giờ đây đang đứng bên cửa sổ Nhà Cha trên trời để nhìn chúng ta và chúc lành cho tất cả chúng ta. Vâng, thưa Ðức Thánh Cha, xin Ngài chúc lành cho chúng con." Cả quảng trường oà lên tiếng vỗ tay vì hạnh phúc. Một kết thúc tuyệt đẹp của hành trình Theo Chúa: Ngày 8/4/2005, thân xác Đức Gioan-Phaolô đã an nghỉ dưới hầm mộ Đền Thờ Thánh Phêrô.
(Cuộc hành trình trần thế 85 năm: với 12 năm linh mục, 20 năm Giám mục-Hồng Y, và 27 năm Giáo Hoàng.  Tổng hợp tư liệu từ Đài Chân Lý Á Châu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét