Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

ĐÀN NGỖNG TRỜI





Cứ đến mùa đông lạnh, nhiều đàn chim đã lên đường di trú – chọn chỗ ấm áp hơn, đó là chuyện vẫn thường xảy ra. Thế nhưng, đàn ngỗng trời luôn bay theo đội hình “máy bay phản lực”! Tại sao thế?

Qua nghiên cứu, người ta biết được rằng: khi bay theo đội hình như thế, dường như chỉ con đầu đàn bị mệt, còn các con phía sau tận dụng được sức đẩy từ dưới lên nhờ lực đập cánh của con đầu đàn, nên những con khác có thể tiết kiệm được 71% năng lượng so với khi bay một mình.

Khi đã mệt, con đầu đàn ra hiệu và từ bỏ vị trí để lùi ra phía sau. Ngay lập tức, một con ngỗng khác thay thế vào vị trí “chóp” của đội hình, và đàn ngỗng vẫn tiếp tục hành trình – như chẳng có chuyện gì xảy ra cả.

Thình thoảng vẫn có những con chim đau bệnh – không thể tiếp tục cuộc hành trình, nên sà xuống mặt đất. Ngay lập tức, có ít nhất là 2 con khác liền nhào xuống theo và ở lại cho đến lúc con ngỗng đau có thể trở lại đàn hoặc đã chết hẳn.

Đàn ngỗng luôn bay trong tình trạng rất ồn ào, những tiếng kêu “quang quác” luôn vang lên trong suốt cuộc hành trình. Không phải con đầu đàn kêu, mà chính xác là những con bay phía sau kêu. Tiếng kêu có một tác dụng kích thích sự nỗ lực của cả đàn và nhất là của con đầu đàn: cứ tiếp tục như thế, có chúng tôi ở bên cạnh.

Để việc tông đồ nói chung và công tác truyền thông nói riêng, có hiệu quả, chúng ta phải dựa vào sức của nhau, phải hoạt động có kế hoach đồng nhất và có đội hình trật tự mới được. Phải thay nhau gánh vác trách nhiệm trước tâp thể, mình có thể làm được việc gì thì cứ mạnh dạn khoác vào, đừng đổ trách nhiệm cho nhau – để lựa chọn việc nhẹ nhàng. Phải biết kêu lên những tiếng kêu cổ vũ, chứ không phải là tiếng kêu phản đối và chê trách. Và phải có tính tương trợ khi anh em tôi gặp khó khăn, gian khổ.

Đàn ngỗng trời đã bay xa, nhưng bài học nó để lại đáng cho chúng ta học hoài – học mãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét