Danh sách Blog của Tôi

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

LÀM ANH THẬT KHÓ, NHƯNG MÀ THẬT VUI




Làm anh
Làm anh khó đấy
Phải đâu chuyện đùa
Với em bé gái
Phải người lớn cơ

Khi em bé khóc
Anh phải dỗ dành
Nếu em bé ngã
Anh nâng dịu dàng

Mẹ cho quà bánh
Chia em phần hơn
Có đồ chơi đẹp
Cũng nhường em luôn

Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi
           
            Dầu chỉ là một bài thơ trong văn học lớp 2 của Phan Thị Thanh Nhàn, nhưng khổ thơ cuối cũng đem ra được một triết lý sống: làm anh thật khó vì phải nhường nhịn quà bánh, dỗ dành khi em ngã – khóc, và phải là người lớn cho em tin tưởng – cậy dựa…Những chuyện đó thật là khó vì nó trái ngược với bản tính tự nhiên, nhưng điều quan trọng là ‘thật vui’, như một phần thưởng lớn lao khi ta vượt qua được chính mình. Và chỉ có tình yêu với em mới cho ta sức mạnh để làm được điều trái tự nhiên đó. Khi cha mẹ sinh ra ta trong gia đình, thì ‘làm anh’ đã trở thành như một định mệnh – một ơn gọi, và ơn gọi ‘làm anh’ đó cũng đòi hỏi ta phấn đấu - vươn lên từng ngày một.

            Trong thế giới loài vật, chúng ta thấy nhiều con vật đã liều mạng để bảo vệ giống nòi như kiến, chó, bò…Đây là thứ tình cảm tự nhiên – thuộc về bản năng. Nhưng con người là con vật có lý trí, đã có những tình cảm cao thượng hơn – vượt ra khỏi tình cảm ruột thịt - máu mủ, đã dám hy sinh hạnh phúc cá nhân mình vì đồng loại. Trổi vượt hơn hết, phải kể đến Đức Giêsu:
“Ngài tuy là thân phận Thiên Chúa, đã mặc thân phận nô lệ
Ngài lại còn hạ mình mà vâng phục cho đến chết trên thập giá”(Philip 2, 7-8)

Kế hoạch cứu độ đó thật là khó thực hiện biết bao! Thế nhưng, Chúa đã vui lòng chiu, vì tình yêu bao la không bờ không bến: “Ta thương dân này, vì họ tất tưởi bơ vơ như chiên không có người chăn giữ”. Nối theo gót chân Chúa Giêsu là biết bao nhiêu người linh mục – tu sỹ và cả giáo dân đã xả thân lo cho những người cùi – người bệnh - bị bỏ rơi bên lề xã hội, để che chở các giáo sỹ và công cuộc truyền giáo. Họ là những người đã dấn thân ‘tự nguyện’ chứ không phải vì hoàn cảnh bắt buộc, họ xả thân vì tình yêu chứ không cầu danh lợi, khuôn mặt của họ rạng ngời niềm vui thiên đàng vì họ đã thấy thiên đàng hé mở: “Phúc cho các con…Hãy vào hưởng phần gia nghiệp dành cho những đầy tớ tốt lành, vì xưa Ta đói-  khát- mình trần, tù đày thì các con đã chăm sóc Ta” (Mt 25, 31…). Rất gần và rất đáng nể là Thánh Maximilien Kolbê và Mẹ Têrêxa Calcutta: hy sinh mạng sống như thế thật khó nhưng thật vui vì tình yêu Giêsu đã rực cháy trong con tim họ.

Là một người chồng – người vợ trong gia đình, đó là một ơn gọi, là cơ hội để ta trưởng thành và là điều kiện để ta ‘hành đạo’. Nếu ta theo đuổi quy luật ‘sống cao thượng’ thì tuy là khó- nhưng thật vui khi có tình yêu , và chỉ làm được khi có tình yêu. Sống trong một giáo xứ hay sinh hoạt trong một hội đoàn, nếu thiếu tình yêu: sự cảm thông, sự quảng đại, sự khiêm tốn… thì có nhiều tranh chấp – dức lác – nghi kỵ và cãi cọ… nơi đây không có niềm vui và công việc phục vụ ‘không lương’ của ta thật nặng nề và đáng thương! Phải tìm được nghệ thuật chung sống và làm việc, vì mỗi người mỗi cảnh đời- mỗi cá tính, hãy khám phá những ước vọng và dục tình đang làm loạn trong mình (Giacôbê 4,1...)

Mỗi ngày, mỗi người đều được mời gọi làm ‘người lớn’ cho em bé cậy nhờ: sống cao thượng, nhường nhịn người khác trong tình yêu dành cho ‘em bé’ và cho Chúa Giêsu.
Làm anh thật khó
Nhưng mà thật vui
Ai yêu em bé
Thì làm được thôi.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét